Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Thế giới
Thứ năm, 3/7/2025 | 10:05 GMT+7

Chính sách 'mơ hồ chiến lược' của Israel về kho vũ khí hạt nhân

Israel nhiều thập kỷ qua thực hiện chính sách "mơ hồ chiến lược" để giữ bí mật về kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi tìm cách ngăn Iran phát triển bom nguyên tử.

Tháng 10/2023, nữ nghị sĩ Revital Gotliv thuộc đảng Likud cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu kêu gọi Israel sử dụng tên lửa hạt nhân Jericho đáp trả nhóm Hamas ở Gaza để "khôi phục an ninh đất nước".

Đây là lần đầu tiên một nghị sĩ Israel công khai thừa nhận nước này đang sở hữu Jericho, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Israel, bởi Tel Aviv từ trước tới nay luôn duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược", không thừa nhận cũng không phủ nhận về kho vũ khí hạt nhân của mình.

Avner Cohen, nhà sử học người Mỹ gốc Israel nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về lịch sử hạt nhân, cho biết chương trình hạt nhân của Israel khởi nguồn từ những năm 1950, khi thủ tướng David Ben-Gurion tìm kiếm một "chính sách bảo hiểm" để đối phó với sức mạnh quân sự của các quốc gia Arab láng giềng.

Động lực này của ông Ben-Gurion xuất phát từ tầm nhìn chiến lược và lo ngại về an ninh quốc gia, hơn là một kế hoạch chi tiết. Năm 1957, Israel hợp tác với Pháp để xây dựng lò phản ứng nghiên cứu và cơ sở tách plutonium tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Negev gần Dimona, đồng thời nhập 20 tấn nước nặng từ Na Uy vào năm 1959.

Israel khi đó đã triển khai chiến dịch đánh lạc hướng, thuyết phục các thanh sát viên quốc tế rằng Dimona chỉ phục vụ nghiên cứu dân sự. Theo nhà báo Mỹ Seymour Hersh, một "phòng điều khiển giả" được xây dựng ở Dimona để đánh lừa các đoàn kiểm tra, giúp Israel hoàn thành nhà máy tái chế hóa chất ngầm năm 1965, bắt đầu sản xuất plutonium từ năm 1966. Israel nhiều khả năng đã lắp ráp các thiết bị hạt nhân thô sơ đầu tiên trước "Cuộc chiến Sáu ngày" với các nước Arab năm 1967.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kiểm tra tên lửa diệt hạm Gabriel V hồi năm 2018. Ảnh: 19fortyfive

Chính sách "mơ hồ hạt nhân" trở thành nền tảng chiến lược của Israel từ cuối những năm 1960, với tuyên bố rằng nước này "sẽ không phải là quốc gia đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông". Từ "đưa" được phía Israel diễn giải khá hạn chế trên phương tiện truyền thông, chỉ áp dụng cho việc thử nghiệm, công khai hoặc sử dụng vũ khí, tạo ra một vùng xám ngoại giao.

Các tài liệu giải mật từ Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1969 cho thấy sự bất đồng giữa Israel và Mỹ về định nghĩa này, khi phía Israel nhấn mạnh rằng chỉ hành động công khai hoặc thử nghiệm mới được xem là "đưa" vũ khí hạt nhân vào Trung Đông.

Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng và cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã hóa giải căng thẳng bằng cách đề xuất với tổng thống Richard Nixon áp dụng chính sách "mơ hồ hạt nhân" với Israel, đồng nghĩa giả vờ như không biết về chương trình hạt nhân của nước này.

Theo nhà sử học Cohen, trong cuộc gặp giữa Nixon và thủ tướng Israel Golda Meir ở Nhà Trắng vào tháng 9/1969, hai lãnh đạo đã nhất trí rằng Israel sẽ giữ bí mật chương trình hạt nhân của mình và hạn chế tiến hành các vụ thử hạt nhân, còn Mỹ sẽ "nhắm mắt làm ngơ" và không ép Israel ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).

Cách tiếp cận này cho phép Mỹ duy trì hợp tác mà không công khai thừa nhận chương trình hạt nhân của Israel, đảm bảo lợi ích chiến lược của cả hai bên mà không làm tổn hại đến các cam kết quốc tế.

Tiêm kích F-15 cất cánh từ căn cứ Tel Nor ở Israel ngày 1/1/2024. Ảnh: Times of Israel

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến tháng 1/2024, Israel sở hữu khoảng 90 đầu đạn hạt nhân. Trong số đó có 30 quả bom trọng lực để máy bay F-16 hoặc F-15 phóng đi, 50 đầu đạn cho tên lửa đạn đạo Jericho III trên đất liền và 10 tên lửa hành trình hạt nhân cho tàu ngầm lớp Dolphin.

Chương trình tên lửa Jericho của Israel bắt đầu từ những năm 1960, với phiên bản Jericho I được triển khai vào năm 1970, tiếp theo là Jericho II (tầm bắn 1.500 km) vào những năm 1990. Jericho III, với tầm bắn hơn 4.000 km, có khả năng tấn công các mục tiêu ở Iran và Nga, được đưa vào hoạt động năm 2011.

Căn cứ Sdot Micha được cho là lưu trữ khoảng 50 tên lửa Jericho trong các hầm trú ẩn. Các thử nghiệm từ năm 2015 đến 2020 tại Căn cứ Không quân Palmachim cho thấy Israel có thể đang phát triển phiên bản tên lửa Jericho IV.

Ngoài ra, năm tàu ngầm lớp Dolphin và Dolphin II, với các ống phóng 650 mm, có thể mang tên lửa Popeye Turbo mang đầu đạn hạt nhân, tăng cường khả năng răn đe trên biển, theo Der Spiegel.

Giới quan sát cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Israel đóng vai trò răn đe mạnh mẽ, nhưng cũng làm gia tăng căng thẳng khu vực. Các bình luận viên của báo Nga Rossiyskaya Gazeta nhận định chính sách đó tạo ra sự không chắc chắn, có thể thúc đẩy các quốc gia như Iran đẩy nhanh chương trình hạt nhân của họ.

Tàu ngầm INS Rahav lớp Dolphin II rời cảng Kiel ở Đức để hướng về Haifa, Israel hồi năm 2015. Ảnh: IDF

Việc Mỹ cam kết không gây áp lực buộc Israel ký NPT cũng đặt ra câu hỏi về tính nhất quán của Washington trong chính sách không phổ biến vũ khí. Sự mất cân bằng đó có thể làm phức tạp các nỗ lực kiểm soát vũ khí khu vực, đặc biệt là khi Iran cũng đang theo đuổi chương trình hạt nhân của mình.

"Kho vũ khí hạt nhân Israel, dù hạn chế về số lượng, vẫn mang lại lợi thế chiến lược nhờ sự linh hoạt và bí mật. Tuy nhiên, chính sự thiếu minh bạch này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm trong khu vực", chuyên gia Nga Alexei Arbatov từ Trung tâm Carnegie Moscow nhận định.

Phong Lâm (Theo WP, Topwar)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/chinh-sach-mo-ho-chien-luoc-cua-israel-ve-kho-vu-khi-hat-nhan-4908898.html
Tags: tên lửa hạt nhân Israel Trung Đông Israel vũ khí hạt nhân căng thẳng Iran - Israel mới nhất

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin điện đàm với ông Trump

Ông Putin điện đàm với ông Trump

Điện Kremlin thông báo Tổng thống Putin và người đồng cấp Trump đang điện đàm, nhưng không tiết lộ nội dung cuộc gọi.

Người Ukraine 'ngồi trên đống lửa' khi Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự

Người Ukraine 'ngồi trên đống lửa' khi Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự

Việc Mỹ ngừng chuyển một số khí tài quan trọng đang gây áp lực nặng nề lên Ukraine bởi nước này vẫn phụ thuộc đáng kể vào viện trợ từ Washington.

Bang Ấn Độ dùng tiêm kích F-35 mắc kẹt để quảng bá du lịch

Bang Ấn Độ dùng tiêm kích F-35 mắc kẹt để quảng bá du lịch

Bang Kerala của Ấn Độ lấy hình ảnh tiêm kích F-35 Anh mắc kẹt tại đây từ giữa tháng 6 để quảng bá du lịch cho địa phương.

Thủ tướng sắp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng

Thủ tướng sắp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil ngày 4-8/7.

Thách thức với Thái Lan giữa biến động chính trị

Thách thức với Thái Lan giữa biến động chính trị

Những biến động chính trị sau khi Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ có thể khiến nền kinh tế Thái Lan đối mặt với nhiều rủi ro.

Phó tư lệnh hải quân Nga thiệt mạng ở Kursk

Phó tư lệnh hải quân Nga thiệt mạng ở Kursk

Giới chức Nga cho biết phó tư lệnh hải quân Mikhail Gudkov đã thiệt mạng khi chiến đấu tại vùng biên giới thuộc tỉnh Kursk.

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị cấm xuất cảnh

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị cấm xuất cảnh

Cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee bị cấm xuất cảnh khi bà đang bị điều tra vì nhiều cáo buộc, trong đó có tham nhũng.

Thiếu tá Ukraine 'làm gián điệp cho Nga' theo lời vợ cũ

Thiếu tá Ukraine 'làm gián điệp cho Nga' theo lời vợ cũ

Ukraine tuyên bố bắt một thiếu tá không quân với cáo buộc cung cấp thông tin hạ tầng quân sự quan trọng của nước này cho tình báo Nga theo lời vợ cũ.

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế

Bộ Ngoại giao phản đối các hoạt động của tàu nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam.

Cuộc sống dưới nắng nóng 40 độ C ở châu Âu

Cuộc sống dưới nắng nóng 40 độ C ở châu Âu

Người dân và khách du lịch đổ về các bãi biển, sông và công viên giữa đợt sóng nhiệt đang tấn công châu Âu.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies