2025 là năm ngành giáo dục kỳ vọng vào các chính sách lớn sau nhiều năm bàn thảo và lần đầu được thực thi như: tăng lương nhà giáo, đổi mới thi cử, chỉnh sửa lại chương trình…
Đại biểu Quốc hội cho rằng dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh, vì thế cần có quy định để hoạt động này được 'chính danh'.
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, phần rất lớn trong 1,6 triệu nhà giáo hiện nay lương vẫn chưa đủ sống, song khi đề xuất về lương nhà giáo, Bộ GD-ĐT cũng không muốn ngành giáo dục có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường.
Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo được xem là đề xuất có tính đột phá trong dự luật Nhà giáo. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các nút thắt cả về số lượng và chất lượng trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua.
Bộ GD-ĐT cho biết tại dự thảo luật Nhà giáo mới nhất, các quy định về chính sách tiền lương phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác.
Nhiều người băn khoăn về quy định 'cá nhân, tổ chức không được công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền' trong dự thảo 5 - luật Nhà giáo tới đây sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.