Trả lời:
Các vùng mô phổi bị lắng đọng hình thành các nốt sần, thường nhìn thấy dưới dạng nốt nhỏ, đậm đặc, nhìn rõ trên phim X-quang hoặc CT ngực. Đa số vôi hóa phổi không nguy hiểm, là biểu hiện lành tính do quá trình lành sẹo sau nhiễm trùng cũ (như lao, nấm phổi) hoặc do tiếp xúc nghề nghiệp với bụi khoáng. Những nốt vôi hóa này thường không gây triệu chứng, không phát triển thêm và chỉ được phát hiện tình cờ qua chụp X-quang hoặc CT.
Ở một số người bệnh, vôi hóa phổi có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm gồm ung thư di căn phổi có vôi hóa, bệnh lý ít gặp như amyloidosis, sarcoidosis, hội chứng goodpasture, bệnh nghề nghiệp tiến triển (bụi phổi silic nặng), rối loạn chuyển hóa kéo dài, nhất là ở người suy thận mạn.
![]() |
Bác sĩ Ngân tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh |
Vôi hóa phổi có thể đi kèm với các dấu hiệu như ho khan, dai dẳng, ho ra máu, khó thở, nhất là khi gắng sức hoặc viêm phổi tái phát nhiều lần, đau ngực âm ỉ hoặc từng cơn. Người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp... tùy thuộc vào bệnh lý nền gây ra tình trạng vôi hóa phổi. Do đó, nếu xuất hiện ho ra máu, đau ngực kéo dài, khó thở tăng dần, sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc có tiền sử ung thư, bạn cần đi khám sớm.
Khi phát hiện có nốt vôi hóa, bạn cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân. Chủ động tầm soát và kiểm tra định kỳ giúp bạn phát hiện sớm những bất thường, tránh bỏ sót các tổn thương ác tính.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân
Khoa Hô hấp
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |