Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ sáu, 25/7/2025 | 05:01 GMT+7

Quán ăn, cà phê ở Hà Nội dùng nilon, cốc nhựa thế nào?

Trong 30 phút buổi sáng, một quán cà phê trên phố Phạm Văn Bạch (Cầu Giấy) giao khoảng 100 ly nước cho khách hàng, shipper công nghệ và họ dùng chủ yếu là cốc nhựa.

Tại Chỉ thị 20 về xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội thí điểm không sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đồ uống, quán ăn... nằm trong vành đai 1. Việc thí điểm sẽ thực hiện từ quý IV năm nay, nhân rộng trong các năm tiếp theo.

Khảo sát của VnExpress các quán cà phê tại phường Thanh Xuân, Cầu Giấy, Ba Đình (Hà Nội), cho thấy nhiều nơi phục vụ cốc nhựa một lần hoặc giấy cho khách tại chỗ, kèm ống hút, thìa. Với đơn hàng mang đi, bao bì có thêm quai xách hoặc túi nilon.

Quầy order tại một cửa hàng F&B trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội, ngày 18/7. Ảnh: Thủy Trương

Quan sát tại một quán cà phê đắt khách trên phố Phạm Văn Bạch (Cầu Giấy) cho thấy trong 30 phút cao điểm buổi sáng, khoảng 100 cốc đồ uống được phục vụ khách hàng và giao shipper. Những ly nước này chủ yếu được đựng trong cốc nhựa.

Những cốc, túi nilon này là một phần trong 1.400 tấn nhựa Hà Nội thải ra mỗi ngày. Theo UBND thành phố, 60% nhựa thải ra là loại dùng một lần và túi nilon. Trong đó, 20% lượng thu gom được tái chế bởi phần lớn các điểm nhỏ lẻ, làng nghề quanh thành phố. Họ chủ yếu tái chế các loại chai nước, chai dầu gội, sữa tắm. Túi nilon và các loại khác gần như bị thải bỏ ra bãi rác.

Nhựa trên thị trường thường được phân làm 7 loại, đánh mã số nhận dạng từ 1 đến 7, được in dưới đáy sản phẩm.

Bảng phân loại nhựa theo mã số. Đồ họa có sự hỗ trợ từ AI

Cụ thể, PET (Polyethylene Terephthalate) - số 1, là nhựa phổ biến trong chai nước, đồ uống.

HDPE (High-Density Polyethylene) - số 2, dùng trong chai lọ sữa, dầu ăn, các sản phẩm gia dụng.

PVC (Polyvinyl Chloride) - số 3, loại nhựa mềm dùng trong các sản phẩm như đường ống, vỏ điện thoại.

LDPE (Low-Density Polyethylene) - số 4, ứng dụng trong túi nilon, màng bọc thực phẩm.

PP (Polypropylene) - số 5, dùng làm hộp thực phẩm, bình sữa, cốc.

PS (Polystyrene) - số 6, ứng dụng trong cốc, hộp xốp.

Other (Miscellaneous) - số 7, là loại nhựa pha trộn khác.

Trong đó PET, HDPE, LDPE, PP là các loại nhựa dễ tái chế để sản xuất sản phẩm như áo thun, hộp đựng, nắp chai.... Còn PVC, PS và loại khác thường khó tái chế và xử lý.

Nhựa một lần các quán sử dụng cũng khác nhau. Ví dụ với cốc, các chuỗi trà, cà phê lớn thường sử dụng PET, một số dùng PP (nhựa đục hơn). Nhiều quán cà phê, nước ép nhỏ lề đường dùng PP hoặc loại trong suốt nhưng không in rõ nhựa sử dụng.

Theo thông tin từ Công ty TNHH Hunufa - đơn vị sản xuất bao bì - nhựa PET có giá cao gấp 3 lần loại PP, được các quán ăn, cà phê chuộng sử dụng bởi độ trong suốt, thể hiện được kết cấu thành phần đồ uống. Các sản phẩm trên đều dễ thu gom, tái chế.

Trong khi đó, nilon thường bị thải ra bãi rác sau sử dụng. Chúng được làm từ HDPE và LDPE, một loại nhựa giá trị. Tuy nhiên, nilon có khối lượng nhỏ, dễ nhiễm bẩn sau sử dụng. Loại này hầu như không được lực lượng ve chai thu gom, khi vài chục lần lượm loại túi này mới đem về giá trị bằng một lần nhặt chai dầu gội, cũng làm từ nhựa HDPE. Thêm vào đó, các loại nhựa này gốc dầu mỏ, lâu phân hủy trong môi trường nước, đất hoặc bãi chôn lấp

Ô nhiễm nhựa là thách thức lớn của nhiều quốc gia, gồm Việt Nam. Chất thải loại này thất thoát sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và trầm tích ở hồ, sông, biển, sau đó thâm nhập vào chuỗi thực phẩm của con người.

Thực tế, trước khi Thủ tướng yêu cầu Hà Nội thí điểm không dùng nhựa một lần trong vành đai 1, nhiều cơ sở F&B đã nhận thức được tình trạng trên và chủ động chuyển đổi.

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch F&B Investment - sở hữu 6 cửa hàng thương hiệu Pizza Home và Cơm gà 68 - nói bao bì cho một đơn mang đi của họ thường gồm cốc, nắp, ống hút, hộp, túi nilon và dụng cụ ăn. Trong đó, hộp đã được chuyển sang loại giấy, thìa và dĩa bằng gỗ.

Một quán bán cà phê đựng trong ly kèm ống hút, thìa nhựa, tại Tây Mỗ, Hà Nội, ngày 29/4. Ảnh: Bảo Bảo

Tuy nhiên, việc chuyển đổi của doanh nghiệp còn nhiều thách thức, bởi các giải pháp thay thế nhựa giá thường cao. Ví dụ thìa, dĩa gỗ đắt gấp 4 lần loại nhựa. Hay như một bộ cốc gồm thân và nắp nhựa phân hủy sinh học dung tích 360 ml có giá hơn 2.000 đồng, đắt gấp đôi bộ từ nhựa PET và 7 lần loại từ loại PP. Chưa kể hiện có nhiều loại cốc nhựa giá rẻ hơn tràn lan trên thị trường. Chi phí này đội lên nhiều khi mỗi cửa hàng phục vụ vài trăm đơn mỗi ngày.

Thêm vào đó, chất lượng một số sản phẩm thay thế chưa đảm bảo thay thế được nhựa. Ông Tùng cho biết ống hút giấy dễ mủn, tắc khi khách hàng dùng lâu. Túi giấy không chịu được sức nặng như nilon, đặc biệt với đơn hàng giao đi.

Thực tế, một số quán cà phê đã thử dùng túi giấy giao hàng. Nhưng trong quá trình vận chuyển, hiện tượng ngưng tụ hơi nước từ cốc uống lạnh khiến thành cốc đọng nước, thấm qua bao bọc ngoài, khiến túi dễ mủn và bục. Một giải pháp thay thế khác là túi nilon sinh học, nhưng độ bền chưa cao.

Đây cũng là tình trạng của One Kitchen và chuỗi cà phê Ka... Dù dùng hộp, cốc, túi giấy, One Kitchen vẫn phải dùng túi nilon bọc ngoài sản phẩm. Ông Vũ Trường Giang, nhà sáng lập chuỗi Ka..., nói họ chưa tìm được giải pháp tương đương túi nilon dành cho các sản phẩm khách mua mang về, dù dễ chuyển đổi cốc nhựa sang giấy.

Lãnh đạo Công ty TNHH Hunufa thừa nhận túi nilon phân hủy sinh học hoàn toàn (khác với loại làm từ nhựa sinh học trộn nhựa gốc dầu mỏ) chưa đủ chất lượng để thay thế hoàn toàn nhựa khó phân hủy, dù giá cao gấp 5-7 lần. Họ đã ngưng sản xuất loại túi này do tồn kho lâu, chỉ làm nếu có đơn đặt hàng.

"Chúng tôi đang nghiên cứu để giảm giá thành và nâng cao tính năng tiện lợi của sản phẩm thân thiện môi trường, tiệm cận hơn với nhựa", ông Nguyễn Hồng Vũ, Tổng giám đốc Hunufa, nói.

Ông cũng nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi này cần thời gian. "Các giải pháp thay thế nhựa chỉ thực sự bứt phá và phổ biến khi giải quyết được bài toán về giá và sự tiện lợi một cách bền vững", ông nêu.

Thủy Trương

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/quan-an-ca-phe-o-ha-noi-dung-nilon-coc-nhua-the-nao-4916041.html
Tags: Highlands Coffee Hà Nội cấm nhựa một lần cửa hàng F&B nhựa một lần cốc nhựa nilon

Tin cùng chuyên mục

Delight Park Đà Lạt - từ di tích đến công viên ánh sáng

Delight Park Đà Lạt - từ di tích đến công viên ánh sáng

Hồ Than Thở được Công ty TNHH Thùy Dương cải tạo trong 6 tháng, trở thành điểm đến văn hóa, giải trí mới mang tên Delight Park Đà Lạt.

Đào tạo 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu online qua Amazon

Đào tạo 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu online qua Amazon

Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam sẽ đào tạo 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến trong 3 năm.

PIL mở hai tuyến dịch vụ trung chuyển mới tại Mỹ Latinh

PIL mở hai tuyến dịch vụ trung chuyển mới tại Mỹ Latinh

Hãng vận tải biển Singapore PIL mở rộng mạng lưới tại Mỹ Latinh với hai tuyến trung chuyển mới CA1 và CA2, tăng cường kết nối các cảng trọng điểm khu vực Trung Mỹ.

Chuyên gia: Thuế thu nhập cá nhân chỉ nên tối đa 20-25%

Chuyên gia: Thuế thu nhập cá nhân chỉ nên tối đa 20-25%

Chuyên gia cho rằng thuế suất thu nhập cá nhân tối đa 20-25% sẽ phù hợp hơn với Việt Nam khi thu nhập bình quân không cao, nền kinh tế cần tích lũy và đầu tư.

Ông Trump nói sẽ bán 'rất nhiều' thịt bò Mỹ cho Australia

Ông Trump nói sẽ bán 'rất nhiều' thịt bò Mỹ cho Australia

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bán "rất nhiều" thịt bò cho Australia sau khi nước này nới lỏng các hạn chế nhập khẩu.

Loạt ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ

Loạt ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể được tài trợ tới 70% chi phí thương hiệu, công nghệ, nhân lực theo Nghị định 205 mới ban hành.

Cổ phiếu Sá xị Chương Dương tăng trần dù lỗ 18 quý liên tiếp

Cổ phiếu Sá xị Chương Dương tăng trần dù lỗ 18 quý liên tiếp

Sá xị Chương Dương lỗ 25 tỷ đồng trong quý II, nối dài mạch lỗ 18 quý liên tiếp, nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần trong phiên giao dịch duy nhất tuần này.

Việt Nam thu hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu hoa và lá cây

Việt Nam thu hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu hoa và lá cây

Không nằm trong nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực, nhưng hoa tươi và lá cây đang mang về hàng chục triệu USD cho Việt Nam trong năm tháng đầu năm.

Shopee phối hợp cơ quan thuế hỗ trợ người bán

Shopee phối hợp cơ quan thuế hỗ trợ người bán

Shopee kết nối nhà bán với cơ quan thuế và sàn thông qua hội thảo tổ chức ngày 23/7 với nhiều thông tin về chính sách thuế được bàn luận, chia sẻ.

Vietcombank hợp tác Bệnh viện K chuyển đổi số y tế

Vietcombank hợp tác Bệnh viện K chuyển đổi số y tế

Vietcombank ký hợp tác toàn diện và trao tặng 100 máy tính bảng để hỗ trợ triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong bệnh viện K, ngày 23/7.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies