Theo đó, những dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng (xây dựng mới, cải tạo nhà các loại đạt mục tiêu công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, và xây dựng mới, cải tạo công trình công ích thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng) phải đáp ứng hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, có một trong các loại hồ sơ môi trường hợp lệ: quyết định phê duyệt kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định. Trường hợp được miễn thực hiện thủ tục môi trường thì không bắt buộc.
Thứ hai, dự án phải thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc có lợi ích về môi trường, và đáp ứng yêu cầu sau đây:
Lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc mang lợi ích về môi trường | Yêu cầu cụ thể | Dự án được hưởng ưu đãi, hỗ trợ |
Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu | 1. Được chứng nhận của tổ chức cấp giấy chứng nhận công trình xanh trong nước hoặc quốc tế (như LOTUS, LEED, Green Mark...) 2. Đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng các môi chất lạnh có giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP), tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn (ODP) tương đương hoặc thấp hơn lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát của Việt Nam theo quy định của pháp luật. | Tín dụng xanh |
Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng | Trái phiếu xanh |
Bên cạnh lĩnh vực xây dựng, quyết định cũng nêu rõ 43 dự án đầu tư ở 6 lĩnh vực khác được xem xét, xác nhận thuộc danh mục phân loại xanh.
![]() |
Một dự án chung cư tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Diễm |
Theo các chuyên gia, việc ban hành danh mục phân loại xanh quốc gia là bước đi chiến lược, đặt ra tiêu chí môi trường rõ ràng giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư và tổ chức tín dụng dễ dàng nhận diện các hoạt động xanh, từ đó tăng độ tin cậy, giảm rủi ro đầu tư và tối ưu hóa phân bổ nguồn vốn.
Hải Long