Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Kinh doanh
Thứ năm, 24/7/2025 | 18:46 GMT+7

Chuyên gia: Ngành chế tạo mới đa phần gia công linh kiện đơn lẻ

Đa phần doanh nghiệp chế tạo Việt Nam chưa gia công sản phẩm hoàn thiện đúng nghĩa mà mới cung cấp linh kiện đơn lẻ, theo chuyên gia.

Nhận định được TS. Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) nêu tại diễn đàn M-TALKS 2025 chủ đề "Cơ hội bứt phá chuỗi giá trị ngành cơ khí - chế tạo Việt Nam trong bối cảnh thuế quan và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu", ngày 24/7.

Bà Bình chỉ ra ngành chế tạo Việt Nam các năm qua có tiến bộ, với giá trị gia tăng trong GDP đã tiệm cận với Trung Quốc, ở mức 26,3% so với 28,6%, theo số liệu tính đến 2023 của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO). Tuy nhiên, hạn chế lâu nay vẫn là năng lực sản xuất thiết bị gốc (OEM), thiết kế gốc (ODM) và thương hiệu gốc (OBM).

"Chúng ta thường nói mình đang làm OEM, nhưng thực tế phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt đến OEM đúng nghĩa. Đa số dừng ở mức gia công đơn lẻ. Một số ít có thể sản xuất cụm linh kiện, nhưng chưa phổ biến", bà Bình cho biết.

Bà ví dụ ngành ôtô, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã cung cấp cho các thương hiệu xe hơi lớn nhưng chỉ gia công linh kiện đơn lẻ, không phải cụm linh kiện. Tương tự, nhiều doanh nghiệp ngành điện tử "rất vất vả để xin được tham gia vào chuỗi cung ứng các tập đoàn lớn.

TS. Trương Thị Chí Bình ví dụ năng lực cung ứng của thành viên Vasi cho ngành ôtô, với hầu như là các linh kiện, phụ tùng đơn lẻ. Ảnh: Metalex Vietnam 2025

Trong bối cảnh các chuỗi cung ứng toàn cầu - từ nhà mua hàng đến nhà đầu tư sản xuất FDI - đang dịch chuyển bởi các biến động thuế quan, chuyên gia cho rằng ngành chế tạo Việt Nam cấp thiết tăng chuyển dịch lên sản xuất cụm linh kiện rồi từng bước làm chủ quy trình OEM, hướng tới OBM.

Hướng đi này giúp doanh nghiệp có tiếng nói hơn trong chuỗi sản xuất và thu hút các nhà mua hàng. Bà Bình kể vào tháng 5 đón đoàn doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu cơ hội dịch chuyển 30% sản lượng đến Việt Nam nếu có thể doanh nghiệp cung ứng được. "Điều này cho thấy rằng cơ hội vẫn luôn tồn tại, nhưng song hành với đó là áp lực lớn", bà Bình nói.

Để tăng tốc phát triển năng lực OEM và OBM, các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành đưa ra một số khuyến nghị. Ông Trần Bình Minh, Đồng sáng lập, Phó tổng giám đốc công ty GCool, một đơn vị có thương hiệu riêng và làm ODM quạt trần nêu kinh nghiệm đầu tư vào nghiên cứu - phát triển (R&D).

"Hiện chúng tôi chi rất lớn cho R&D. Với công nghệ lõi, chúng thôi sẵn sàng thuê tiến sĩ từ Mỹ về làm việc lương cao", ông cho biết. Đến nay, họ phát triển được các động cơ DC tiết kiệm điện, đăng ký hơn 20 quyền kiểu dáng công nghiệp và cung cấp dịch vụ OEM "đo ni đóng giày" riêng cho khách hàng.

Ông Hồ Ngọc Toàn, Phó tổng giám đốc Automate - doanh nghiệp chuyển mình từ đơn vị thương mại sang nhà sản xuất, cho rằng yếu tố quan trọng nhất là chất lượng và tiến độ. Ngoài ra, nhà sản xuất cần kiên trì học hỏi, đồng hành cùng yêu cầu cải tiến của khách hàng để từng bước nâng cao năng lực. Từ chưa nhiều kinh nghiệm, sau khi được khách đặt sản xuất cụm linh kiện, Automate chủ động phát triển năng lực thiết kế sản phẩm, không chỉ dừng ở khuôn mẫu mà còn toàn bộ cụm sản phẩm.

Từ phải qua, ông Trần Bình Minh, ông Hồ Ngọc Toàn và bà Trương Thị Chí Bình (áo đen) tại phiên thảo luận của M-TALKS 2025 ngày 24/7. Ảnh: Metalex Vietnam 2025

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nâng các "kỹ năng mềm" như bán hàng, chăm sóc khách hàng, tìm hiểu thị trường và tiếp thị. Bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam khuyên "hiểu khách hàng mình là ai". "Nhà cung ứng cần chủ động hiểu rõ hoạt động kinh doanh cốt lõi và sản phẩm của họ", bà nói.

Bà Trần Quỳnh Hương, Trưởng ban tư vấn Chuỗi cung ứng Source of Asia kiêm Giám đốc FDI - ESD đánh giá ngành chế tạo Việt Nam đang cạnh tranh với Malaysia và Thái Lan trong khu vực. Theo bà, một số doanh nghiệp Việt "trượt" khỏi danh sách mua hàng tiềm năng của khách ngoại, không chỉ vì thiếu chứng chỉ mà còn khả năng báo giá một cách chi tiết, chứ không đơn thuần là rẻ.

"Khi nhà cung ứng báo giá cho doanh nghiệp FDI, điều quan trọng là phải phân tích được cấu trúc giá, cụ thể tỷ lệ từ chi phí nhân công, nguyên vật liệu, và liệu các nguyên liệu đó có phụ thuộc vào một khu vực cụ thể nào hay không", bà nêu.

Ông Trần Hồng Quân, Giám đốc Thương mại RX Tradex Việt Nam - đơn vị tổ chức triển lãm Metalex Việt Nam 2025 vào tháng 10 - gợi ý doanh nghiệp tăng chủ động kết nối, tìm hiểu đối tác thông qua các sự kiện giao thương. "Thông thường, các giao dịch thành công thường được chốt trong vòng 1 đến 3 tháng sau triển lãm, đòi hỏi sự kiên trì từ doanh nghiệp", ông nói.

Nhìn về tương lai, ngành chế tạo vẫn còn nhiều triển vọng. Theo TS. Trương Thị Chí Bình, một số doanh nghiệp FDI từng định chuyển một phần sản xuất sang Mexico sau khi có thông tin thuế đối ứng nhưng gần đây đã quay lại Việt Nam.

"Họ cần chuỗi cung ứng ổn định. Dù chính trị Mỹ có thể thay đổi nhanh như trở bàn tay nhưng chuỗi cung ứng thì không thể. Trong khu vực, Việt Nam vẫn là một điểm đến ổn định và được đánh giá cao", bà Bình nói. Ngoài ra, chính phủ cũng đang nỗ lực kiểm soát chặt nguồn gốc sản phẩm, áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu và tăng đàm phán mua thêm hàng Mỹ.

Theo khảo sát của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo quý II đã tốt hơn so với 3 tháng đầu năm, với 78,4% được hỏi nói đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên. 81,8% dự báo đơn hàng xuất khẩu quý III sẽ tăng và giữ nguyên so với quý II.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) cho biết trong nửa đầu 2025, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chế biến - chế tạo đạt gần 12 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Lĩnh vực này tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số dự án mới (38,2%) lẫn lượt điều chỉnh vốn (56,5%).

Viễn Thông

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/chuyen-gia-nganh-che-tao-moi-da-phan-gia-cong-linh-kien-don-le-4918449.html
Tags: chế biến chế tạo nội địa hóa hàng trung chuyển thuế quan kinh tế Việt Nam Việt Nam công nghiệp sản xuất

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia: Thuế thu nhập cá nhân chỉ nên tối đa 20-25%

Chuyên gia: Thuế thu nhập cá nhân chỉ nên tối đa 20-25%

Chuyên gia cho rằng thuế suất thu nhập cá nhân tối đa 20-25% sẽ phù hợp hơn với Việt Nam khi thu nhập bình quân không cao, nền kinh tế cần tích lũy và đầu tư.

Ông Trump nói sẽ bán 'rất nhiều' thịt bò Mỹ cho Australia

Ông Trump nói sẽ bán 'rất nhiều' thịt bò Mỹ cho Australia

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bán "rất nhiều" thịt bò cho Australia sau khi nước này nới lỏng các hạn chế nhập khẩu.

Loạt ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ

Loạt ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể được tài trợ tới 70% chi phí thương hiệu, công nghệ, nhân lực theo Nghị định 205 mới ban hành.

Cổ phiếu Sá xị Chương Dương tăng trần dù lỗ 18 quý liên tiếp

Cổ phiếu Sá xị Chương Dương tăng trần dù lỗ 18 quý liên tiếp

Sá xị Chương Dương lỗ 25 tỷ đồng trong quý II, nối dài mạch lỗ 18 quý liên tiếp, nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần trong phiên giao dịch duy nhất tuần này.

Việt Nam thu hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu hoa và lá cây

Việt Nam thu hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu hoa và lá cây

Không nằm trong nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực, nhưng hoa tươi và lá cây đang mang về hàng chục triệu USD cho Việt Nam trong năm tháng đầu năm.

Shopee phối hợp cơ quan thuế hỗ trợ người bán

Shopee phối hợp cơ quan thuế hỗ trợ người bán

Shopee kết nối nhà bán với cơ quan thuế và sàn thông qua hội thảo tổ chức ngày 23/7 với nhiều thông tin về chính sách thuế được bàn luận, chia sẻ.

Vietcombank hợp tác Bệnh viện K chuyển đổi số y tế

Vietcombank hợp tác Bệnh viện K chuyển đổi số y tế

Vietcombank ký hợp tác toàn diện và trao tặng 100 máy tính bảng để hỗ trợ triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong bệnh viện K, ngày 23/7.

FPT Telecom lần đầu lãi hơn 1.000 tỷ đồng một quý

FPT Telecom lần đầu lãi hơn 1.000 tỷ đồng một quý

Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) lần đầu ghi nhận lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng một quý trong quý II/2025.

Cát Vạn Lợi đạt chứng nhận UL Listed - UL 797

Cát Vạn Lợi đạt chứng nhận UL Listed - UL 797

Cát Vạn Lợi đạt chứng nhận UL 797 cho ống thép luồn dây điện EMT, khẳng định chất lượng thương hiệu Việt và mở rộng cơ hội xuất khẩu vật tư cơ điện ra quốc tế.

Chứng khoán cách đỉnh lịch sử 5 điểm

Chứng khoán cách đỉnh lịch sử 5 điểm

Với phiên tăng thứ 4 liên tiếp, VN-Index đóng cửa trên 1.531 điểm, chỉ cách đỉnh lịch sử hồi đầu năm 2022 khoảng 5 điểm.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies