Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Khoa học
Thứ sáu, 25/4/2025 | 09:31 GMT+7

'Khoa học công nghệ phải hướng tới giải bài toán lớn của quốc gia'

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng khoa học công nghệ phải hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế và giải các bài toán lớn của quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có hai buổi làm việc kéo dài hơn 10 tiếng với Vụ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, cùng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia ngày 22 và 23/4.

Đây là lần đầu Bộ trưởng làm việc với ba đơn vị từ khi thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ mới. Ông nhiều lần lưu ý các đơn vị cần định hình lại tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng thực tiễn, hiệu quả hơn và gắn với các mục tiêu lớn của đất nước.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng trong buổi làm việc với ba đơn vị thuộc Bộ ngày 22/4. Ảnh: Giang Huy

Nhận thức đúng về khoa học công nghệ

Theo Bộ trưởng, "nghiên cứu khoa học là lấy bí mật của trời, là hoạt động tìm ra, khám phá, còn phát triển công nghệ mới là không gian sáng tạo của con người". Đây là hai không gian hoàn toàn khác nhau, cần cách tiếp cận với những tố chất con người khác nhau.

Khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh. Trong bối cảnh đó, công nghệ sẽ trở thành cuộc cạnh tranh chính giữa các quốc gia, đòi hỏi mỗi nước, trong đó có Việt Nam, phải tự cường về công nghệ. "Việt Nam muốn trở thành cường quốc phải gắn chặt với khoa học công nghệ, lấy đây là nền tảng để hiện đại hóa đất nước", Bộ trưởng nhận định.

Ông lưu ý các đơn vị cần nắm vững những chuyển dịch trong hoạt động phát triển khoa học công nghệ Việt Nam để từ đó biến nhận thức thành hành động cụ thể.

Đầu tiên, khoa học công nghệ phải hướng tới đổi mới sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Bộ bảo vệ quan điểm đổi tên thành Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đặt đổi mới sáng tạo ngang với khoa học công nghệ.

Theo ông, đổi mới quan trọng nhất là ứng dụng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những nước đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam lấy chuyển đổi số làm môi trường phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ ngược lại cũng thúc đẩy, coi chuyển đổi số vừa là quan hệ sản xuất, vừa là phương thức sản xuất.

Khoa học công nghệ cần hướng đến kết quả cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng năng suất lao động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao năng lực quản trị quốc gia... Đây sẽ như một tuyên ngôn của Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Quan trọng hơn, khoa học công nghệ phải giải quyết các bài toán lớn của quốc gia, đó là tăng trưởng với tốc độ hai con số. "Nếu không, Việt Nam sẽ mãi mãi là nước thu nhập trung bình, mãi mãi là nước đang phát triển", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Khoa học công nghệ phải đi từ thực tiễn

Bộ trưởng cho biết bản chất của làm khoa học là đi tìm bí mật của trời đất. Nhưng trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, Việt Nam cần hướng tới những việc tác động đến cuộc sống, làm cho đất nước phát triển. "Phải đi từ dưới đất lên trời nhiều hơn, lấy thực tiễn làm mảnh đất để phát triển khoa học công nghệ", ông cho hay.

Tư duy nghiên cứu cũng thay đổi từ việc chỉ tạo ra bài báo khoa học, báo cáo học thuật sang tạo ra tác động rõ ràng đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế, xã hội. "Nghiên cứu xã hội phải thay đổi nhận thức, nghiên cứu công nghệ phải thay đổi thực tiễn", ông nhấn mạnh.

Bộ sẽ cơ cấu lại chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng bỏ những công trình mang tính hình thức, tập trung vào nhóm nhỏ hơn nhưng mang tính ứng dụng cao. Trong đó, bám vào các công nghệ chiến lược như công nghệ sinh học, công nghệ số.

Một trong những thay đổi về phương pháp quản lý là việc đo lường tác động của công nghệ tới tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, đời sống người dân, tức đo đầu ra của kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, 70-80% ngân sách nhà nước về khoa học công nghệ sẽ hướng đến các doanh nghiệp, thay vì viện, trường. Khoản chi cho doanh nghiệp cơ bản dưới hình thức tài trợ, nhưng nhà nước chi 25%, doanh nghiệp chi 75% số tiền còn lại.

Bộ cũng sẽ thay đổi cơ cấu chi cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ, trong đó 85% dành cho phát triển công nghệ. Chi cho nghiên cứu cơ bản chiếm tỷ lệ 15%, nhưng vẫn tăng về giá trị tuyệt đối.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng lưu ý việc cân bằng giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nghiên cứu khoa học xã hội đóng góp cho sự phát triển của một quốc gia không kém các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nghiên cứu về xã hội cũng là tiền đề tạo ra sự phát triển bền vững.

Ông gợi ý ba bên cân nhắc về tên gọi để thể hiện rõ bản chất và vai trò cốt lõi của đơn vị mình. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên thực ra là "Vụ nghiên cứu khoa học", Vụ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ bản chất là "Vụ phát triển công nghệ" còn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia hiểu ngắn gọn là "Quỹ nghiên cứu phát triển".

Người đứng đầu ngành Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc tư duy về tên gọi là cách để các đơn vị hiểu khái niệm gốc, "hồn cốt" của đơn vị.

"Muốn đi xa phải về gần, muốn đổi mới chính ngành mình hãy nắm thật vững, quay về định nghĩa gốc để hiểu điểm xuất phát", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trọng Đạt

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/khoa-hoc-cong-nghe-phai-huong-toi-giai-bai-toan-lon-cua-quoc-gia-4878011.html
Tags: công nghệ khoa học Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng Bộ Khoa học và Công nghệ Tin nóng chuyển đổi số đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

9 công trình thắng giải Sáng kiến Khoa học 2025

9 công trình thắng giải Sáng kiến Khoa học 2025

Công trình được trao giải Sáng kiến Khoa học 2025 là các giải pháp khoa học công nghệ thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xây dựng Trung tâm dược liệu nâng giá trị sâm Ngọc Linh

Xây dựng Trung tâm dược liệu nâng giá trị sâm Ngọc Linh

Chính phủ phê duyệt đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu đặt tại Quảng Nam với cây sâm Ngọc Linh là chủ lực, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Sinh viên phát triển hệ thống AI phân tích ảnh não

Sinh viên phát triển hệ thống AI phân tích ảnh não

Hệ thống MedCapSys do sinh viên Phan Minh Nhật phát triển có khả năng phân tích chính xác ảnh cộng hưởng từ (MRI) và tự động tạo báo cáo, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán.

Khoa học công nghệ phải vì sự hưng thịnh quốc gia

Khoa học công nghệ phải vì sự hưng thịnh quốc gia

Trong hai ngày 22 và 24/4, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng có buổi làm việc với khối khoa học công nghệ và có bài chia sẻ về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của quốc gia.

Nhà khoa học Việt làm đê rỗng ngăn sạt lở bờ sông, biển

Nhà khoa học Việt làm đê rỗng ngăn sạt lở bờ sông, biển

Nhóm nghiên cứu Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã phát triển loại "đê thấm" có kết cấu rỗng linh hoạt, có thể tiêu tán năng lượng sóng, giảm xói lở và hỗ trợ phục hồi hệ sinh thái ven biển.

Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ

Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ

Tại phiên thảo luận cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị P4G 2025, sáng 17/4 ở Hà Nội, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu về công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ.

Cuộc đua quan sát tiểu hành tinh có thể phá hủy cả lục địa

Cuộc đua quan sát tiểu hành tinh có thể phá hủy cả lục địa

Các cơ quan vũ trụ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đang lên kế hoạch quan sát tiểu hành tinh khổng lồ Apophis khi nó bay qua Trái Đất vào 2029.

Trung Quốc thử nghiệm bom hydro phi hạt nhân

Trung Quốc thử nghiệm bom hydro phi hạt nhân

Trong thử nghiệm, vũ khí mới tạo ra quả cầu lửa nóng trên 1.000 độ C, có thể dùng để chống xâm nhập khu vực hoặc phá hủy mục tiêu.

123 ngày 'cứu' cặp vệ tinh Trung Quốc

123 ngày 'cứu' cặp vệ tinh Trung Quốc

Trung tâm Công nghệ Kỹ thuật Khai thác Không gian (CSU) hôm 15/4 thông báo, hai vệ tinh DRO-A, DRO-B đã được "giải cứu" và đi vào quỹ đạo và hoạt động như thiết kế.

Vị trí khiến thành phố Mỹ trở nên 'nắng nhất thế giới'

Vị trí khiến thành phố Mỹ trở nên 'nắng nhất thế giới'

Thành phố St. Petersburg, giữ Kỷ lục Thế giới Guinness về chuỗi ngày nắng dài nhất với 768 ngày, là một bán đảo nhỏ trong bán đảo lớn Florida.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies