Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giáo dục
Thứ hai, 12/5/2025 | 05:59 GMT+7

Cuộc đua AI 100 ngày của Tiến sĩ người Việt ở Google

Khi ChatGPT ra mắt, Google phát lệnh "báo động đỏ", buộc TS Lương Minh Thắng bước vào chiến dịch chạy đua để ra mắt chatbot Bard trong 100 ngày.

Anh Lương Minh Thắng, 38 tuổi, quê Đồng Nai, hiện là chuyên gia cao cấp tại Google DeepMind, bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của Google. Gần 10 năm ở đây, TS Thắng đã tham gia xây dựng hàng loạt chatbot AI, trong đó có Meena - chatbot được đánh giá tốt nhất thế giới năm 2020, sau này trở thành Bard và hiện là Gemini.

Nếu Meena được xây dựng trong hai năm, Bard được hoàn thiện trong hơn ba tháng, khi Google bước vào cuộc đua AI bởi sự xuất hiện của ChatGPT.

"Đây là trong những khoảng thời gian đáng nhớ, khi khối lượng công việc hoàn thành trong 100 ngày tương đương một năm", anh Thắng nói.

TS Lương Minh Thắng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Thắng "bén duyên" với Google năm 2014, ở vị trí nghiên cứu sinh thực tập tại Google Brain (tiền thân của Google DeepMind). Lúc này, anh tham gia dự án nâng cao chất lượng dịch thuật, nghiên cứu áp dụng mạng nơ-ron thần kinh nhân tạo để dịch những câu phức tạp, thay vì chỉ dịch cụm đơn lẻ như trước. Kết quả được áp dụng vào Google Translate - công cụ dịch thuật có hơn 500 triệu người dùng mỗi ngày.

Tốt nghiệp Đại học Stanford hai năm sau đó, anh chính thức đầu quân cho Google và đồng sáng lập dự án Meena vào năm 2018. Meena là chatbot AI có thể trò chuyện với người dùng về mọi lĩnh vực. Anh Thắng cùng cộng sự "xây" Meena từ con số 0, từ khi còn là một kế hoạch thô với mong muốn thuyết phục các lãnh đạo của Google, cho tới một chatbot có 2,6 tỷ tham số và được đào tạo trên 340 GB văn bản.

Thời điểm công bố năm 2020, Meena là chatbot tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, anh Thắng cho biết Google không phát hành Meena vì e ngại rủi ro, sau khi chatbot của một công ty khác gặp một số rắc rối như trả lời thông tin sai, phân biệt chủng tộc, cãi nhau với người dùng... Đây là một phần khiến công ty đối mặt với "Code Red" (báo động đỏ) vào cuối năm 2022, khi ChatGPT ra mắt.

"Sự quan tâm của công chúng với ChatGPT và những gì chatbot này làm được là cú sốc với Google", TS Thắng nhận định. "Tôi và tất cả nhân viên bước vào 100 ngày của cuộc đua AI".

Anh Thắng thuộc nhóm 50 người trực tiếp nghiên cứu Bard - chatbot mới được phát triển từ nền tảng của Meena. Bard cũng có thể trả lời các câu hỏi và cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng, dựa trên kiến trúc transformer (mô hình học sâu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên). Nhiệm vụ của anh Thắng là đảm bảo tính chính xác cho chúng.

"Phần này gần như phải đập đi xây lại so với hồi làm Meena. Các câu trả lời của Meena theo hướng hài hước, còn Bard đưa ra thông tin chính xác, hữu dụng với người dùng", anh giải thích.

Anh Thắng cho hay khối lượng công việc nhiều tới mức phải làm xong việc của cả tuần trong hai ngày. Ngoài nhóm nghiên cứu chính, tất cả nhân viên cũng dành thời gian "nói chuyện" với Bard, để bổ sung dữ liệu cho chatbot. Điều này khiến anh cảm thấy dù gặp nhiều áp lực, nhân viên trong công ty đoàn kết hơn.

Đầu tháng 2/2023, Bard ra mắt. Cả công ty mở tiệc ăn mừng với đầy đủ lãnh đạo cấp cao. Anh Thắng một phần thấy nhẹ nhõm, nhưng cũng hiểu đây mới là khởi đầu trong hành trình hoàn thiện chatbot này.

Anh Thắng và cộng sự ở Google DeepMind. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trở thành nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo là bước ngoặt lớn của TS Thắng, bởi anh vốn định theo đuổi Toán học.

Là cựu học sinh chuyên Toán của trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM, anh từng giành nhiều giải thưởng cấp tỉnh và quốc gia. Khi góp mặt ở vòng chọn đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO), anh cũng mơ có thể nối gót thầy Lê Bá Khánh Trình, Trần Nam Dũng.

"Tôi đã không vượt qua vòng tuyển chọn, và bắt đầu rẽ hướng sang công nghệ thông tin", anh nhớ lại. "Tôi coi đây là dấu mốc thay đổi cuộc đời mình".

Năm 2006, anh Thắng trở thành sinh viên Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Chàng trai 19 tuổi thấy AI thú vị vì có thể dịch một văn bản sang nhiều ngôn ngữ. Bước vào chương trình đặc biệt của NUS khi học năm thứ hai, anh nghiên cứu về máy học, ngôn ngữ tự nhiên và gắn bó với AI từ đó.

Tốt nghiệp năm 2010, anh Thắng ở lại Singapore làm nghiên cứu với giáo sư. Chỉ trong một năm, anh công bố 4 bài báo khoa học, là điểm nhấn giúp anh đỗ ngành Khoa học máy tính tại Stanford - ngôi trường Ivy League, top 4 đại học tốt nhất nước Mỹ.

Tốt nghiệp tại đây, anh Thắng trở thành một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực học sâu, áp dụng phương pháp học máy dựa trên mạng thần kinh nhân tạo, từ đó phát triển phần mềm có khả năng tự đào tạo về dịch máy.

Anh Thắng và đội tuyển IMO Việt Nam năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài công việc tại Google, anh Thắng duy trì các nghiên cứu độc lập. Năm 2022, anh được Trịnh Hoàng Triều, nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học New York, giới thiệu AlphaGeometry - AI giải Toán hình.

"Tôi hỏi Triều là AlphaGeometry đã giải được bài hình trong đề IMO 1979 mà thầy Lê Bá Khánh Trình đạt giải đặc biệt chưa, Triều nói chưa. Tôi nói mình sẽ phát triển nó", anh Thắng kể.

Đầu năm ngoái, AlphaGeometry giải được 25 trong 30 bài hình học ở các kỳ IMO, ngang thành tích một người đạt huy chương vàng.

Tuy nhiên, nó vẫn chưa giải được bài hình ở IMO 1979. Nhóm tiếp tục nghiên cứu AlphaGeometry 2, ra mắt đầu tháng 2 với nhiều cải tiến, cả về ngôn ngữ, dữ liệu, thuật toán. Đặc biệt, nó tích hợp mô hình ngôn ngữ hiện đại của Gemini (phát triển từ Bard), kết hợp với tư duy logic để cho ra những cách giải nhanh, sáng tạo và diễn đạt được nhiều nội dung hơn.

Lần này, bài hình hóc búa đã được giải quyết. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xây AlphaProof có thể giải cả đại số và hình học. Với đề thi IMO 2024, AlphaProof giành điểm tuyệt đối 4 bài. Trong đó, bài hình số 4 được giải trong 19 giây.

"Tôi hy vọng năm 2026 sẽ có AI đạt giải Toán học Field như GS Ngô Bảo Châu", anh Thắng nói. "Xa hơn, nếu AI có thể giải được những bài toán thiên niên kỷ là điều tuyệt vời".

Thời gian này, TS Thắng đang dẫn dắt một dự án về siêu trí tuệ tại Google, làm sao để AI có tư duy một cách chặt chẽ, liên kết như con người. Với anh, AI phát triển theo cấp số nhân, nên các nhà nghiên cứu luôn phải tìm cách "đi tắt đón đầu".

Anh Thắng cho rằng AI thông minh hơn con người chỉ là chuyện sớm muộn, nhưng không vì thế mà lo ngại. Nó sẽ như một chiếc máy tính mới, giúp cuộc sống tốt hơn.

"AI là nguồn năng lượng, công cụ mới giúp chúng ta khám phá khoa học, vũ trụ nhanh hơn", anh nói. "Nếu muốn theo đuổi AI, các bạn cần có sự tò mò nhất định, và không sợ hãi".

Thanh Hằng

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/cuoc-dua-ai-100-ngay-cua-tien-si-nguoi-viet-o-google-4853943.html
Tags: khcn người Việt ở Mỹ người Việt Google AI trí tuệ nhân tạo TS Lương Minh Thắng

Tin cùng chuyên mục

2.000 suất học bổng cho sinh viên nhập học trường ĐH Nguyễn Tất Thành

2.000 suất học bổng cho sinh viên nhập học trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) duy trì mức học phí ổn định, minh bạch, đồng thời, triển khai các gói học bổng trị giá đến 50 tỷ đồng.

Đề thi môn Văn lớp 10 trường chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đề thi môn Văn lớp 10 trường chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đề thi Ngữ văn chung dành cho 2.000 thí sinh gồm hai phần Đọc hiểu và Viết, bàn về lý tưởng sống của thế hệ trẻ.

Giáo sư Nhật Bản tặng hàng tỷ đồng cho sinh viên Việt Nam

Giáo sư Nhật Bản tặng hàng tỷ đồng cho sinh viên Việt Nam

GS Furuta Motoo nhiều lần tặng từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng vào quỹ học bổng của sinh viên trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ý tưởng khởi nghiệp từ chất liệu văn hóa của cựu sinh viên RMIT

Ý tưởng khởi nghiệp từ chất liệu văn hóa của cựu sinh viên RMIT

Nguyễn Huyền Châu, nhà sáng lập Van•Hoa, theo đuổi tinh thần kinh doanh bền vững từ RMIT, phát triển thương hiệu từ kỳ vọng lan tỏa văn hóa Việt tới bạn bè quốc tế.

Hơn 3.500 học sinh cạnh tranh suất lớp 10 chuyên

Hơn 3.500 học sinh cạnh tranh suất lớp 10 chuyên

Hơn 3.500 học sinh từ nhiều tỉnh, thành cạnh tranh 595 suất học lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu, tỷ lệ chọi trung bình là 1/6.

Robot hỗ trợ trẻ nói lắp giá 2,5 triệu đồng giành giải nhì quốc tế

Robot hỗ trợ trẻ nói lắp giá 2,5 triệu đồng giành giải nhì quốc tế

Robot thông minh hỗ trợ trẻ em nói lắp với chi phí khoảng 2,5 triệu đồng, giúp hai học sinh giành giải nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật lớn nhất thế giới ở bậc trung học.

Đề xuất chuyển trường THPT về xã quản lý

Đề xuất chuyển trường THPT về xã quản lý

Cấp xã có thể quản lý tất cả trường học, từ mầm non tới THPT, sau khi bỏ cấp huyện, theo đề xuất của Bộ Giáo dục.

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bảng quy đổi điểm chuẩn tham khảo

ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bảng quy đổi điểm chuẩn tham khảo

Đại học Quốc gia Hà Nội tính toán thí sinh 75/150 điểm thi đánh giá năng lực HSA bằng 22,68/30 điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hoá), dựa vào dữ liệu năm 2024.

Trao bằng kỹ sư loại giỏi cho nữ sinh mất vì tai nạn

Trao bằng kỹ sư loại giỏi cho nữ sinh mất vì tai nạn

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trao bằng kỹ sư loại giỏi ngành An toàn thông tin cho Đỗ Ngọc Huế - sinh viên mất do tai nạn giao thông cách đây hơn 3 tháng.

Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Liệu học thạc sĩ có giúp em thêm lợi thế cạnh tranh khi xin việc hay thêm cơ hội thăng tiến, hay chỉ tốn tiền, mất thời gian?

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies