Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giáo dục
Thứ năm, 10/7/2025 | 07:05 GMT+7

Cô gái Việt đỗ bác sĩ nội trú Harvard sau 10 năm du học Mỹ

Mai Chi, cựu học sinh chuyên Ngoại ngữ, trúng học bổng toàn phần chương trình bác sĩ nội trú ở trường Y Harvard, sau khi tốt nghiệp Đại học Johns Hopkins với bảng điểm tuyệt đối.

Cuối tháng 5, Trịnh Mai Chi, 27 tuổi, nhận bằng bác sĩ của Đại học Johns Hopkins, trường hạng ba thế giới về lĩnh vực Khoa học sức khỏe và Y dược, theo QS Ranking 2025.

Cô cũng nhận tin đỗ chương trình bác sĩ nội trú ngành Chẩn đoán và can thiệp hình ảnh tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, kéo dài 6 năm. Đây là bệnh viện đa khoa thành lập năm 1996, thuộc trường Y Harvard.

Trịnh Mai Chi chụp ảnh ở lễ tốt nghiệp Đại học John Hopkins cuối tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gần 10 năm trước, nữ sinh lớp chuyên Đức của THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, giành học bổng toàn phần sang Mỹ học ngành Hóa sinh tại Wellesley College.

Chi kể cuộc sống đại học gắn liền với các hoạt động nghiên cứu và tình nguyện. Năm thứ nhất, Chi tham gia nghiên cứu về đặc tính của protein BCR-ABL kinase, nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu dạng tủy mãn tính. Cô tìm hiểu về tương tác tĩnh điện giữa 1 số thuốc, đặc biệt là Imatinib và Ponatinib, và các biến thể của protein này để hiểu thêm về cơ chế kháng thuốc.

Đến mùa hè của năm thứ hai, cô tham gia nghiên cứu ung thư thần kinh ở trẻ tại Dana Farber Cancer Institute và Boston Children’s Hospital, bệnh viện giảng dạy của trường Y Harvard. Năm sau, Chi tìm hiểu về bệnh viêm da cơ ở trẻ tại Viện Nhi Lurie, trực thuộc trường Y Northwestern. Cô hỗ trợ phân tích dữ liệu từ hơn 3.000 ca khám để tìm tiêu chí chẩn đoán hiệu quả hơn, góp phần phát hiện vai trò quan trọng của tế bào NK (Natural Killer) trong bệnh.

Ngoài ra, Chi điều hành tổ chức Blue Cancer Society, tham gia gây quỹ, hỗ trợ bệnh nhân ung thư và dạy Toán và Khoa học cho trẻ em nhập cư ở Boston.

Được hỗ trợ, học hỏi từ các bác sĩ ở phòng khám và hội thảo chuyên khoa là động lực khiến Chi theo đuổi nghề này, ứng tuyển học bổng vào các trường y dược.

Tại Mỹ, học Y tương đương bậc thạc sĩ. Sinh viên cần tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan như Sinh học, Tâm lý học, để đủ điều kiện đầu vào. Hồ sơ thường gồm kết quả học tập, điểm bài thi MCAT (Medical College Admission Test, bài thi của Hiệp hội các trường Y ở Mỹ), bài luận cá nhân, thư giới thiệu, kèm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế.

Về thành tích học tập, Chi tốt nghiệp cử nhân hạng tối ưu, nhận bằng Summa Cum Laude dành cho học sinh trong top 5% xuất sắc của Wellesley College vào năm 2020. Chi tự ôn luyện MCAT và giành 519/528 điểm, thuộc top 3% cao nhất toàn nước Mỹ.

Thời gian chuẩn bị gói gọn trong một năm sau tốt nghiệp, khi Chi làm nghiên cứu tại khoa Ung bướu của Boston Children’s Hospital, bệnh viện nhi thuộc trường Y Harvard. Kết quả, Chi trúng học bổng toàn phần đề theo ngành Y khoa tại Johns Hopkins.

"Mình vẫn không tin mình đã làm được, cho đến khi đặt bút cam kết nhập học vào tháng 4 của bốn năm trước", Chi nhớ lại.

Trịnh Mai Chi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong bốn năm học tại John Hopkins, Chi vừa học các môn chuyên ngành, vừa cân bằng giữa thực tập lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Những năm đầu, chưa xác định hướng chính, Chi mò mẫm tại các khoa Da liễu, Sản phụ, trước khi quyết định theo hướng trở thành bác sĩ chẩn đoán và can thiệp hình ảnh.

Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là được nhận vào chương trình bác sĩ nội trú. Thông thường, sinh viên cần bảng điểm trường Y, vượt qua kỳ thi Cấp phép hành nghề Y khoa Mỹ (USMLE), thư giới thiệu, thư động lực để nộp nguyện vọng ngành vào bệnh viện muốn làm việc qua một hệ thống chung là ERAS, rồi phỏng vấn.

Quy trình này khác với Việt Nam, khi sinh viên y năm cuối sẽ trải qua kỳ thi bác sĩ nội trú gồm các câu hỏi trắc nghiệm ở ba môn: chuyên ngành 1 (Nội và Nhi), chuyên ngành 2 (Ngoại và Sản) và môn cơ sở (Giải phẫu, Hóa sinh, Sinh lý, Y sinh học di truyền). Nếu đỗ, sinh viên mới chọn chuyên ngành.

"Ngành này có sự cạnh tranh cao với sinh viên quốc tế, nên ngoài việc điểm thực tập lâm sàng và USMLE cao phải có thành tích nghiên cứu khoa học tốt", Chi nói, cho biết liên tục căng thẳng. Từ năm thứ hai tại Johns Hopkins, nhiều tháng liền, Chi đi thực tập lâm sàng, buổi tối về ôn luyện cho kỳ thi chuẩn hóa, cuối tuần dành 5-8 tiếng hoàn toàn cho nghiên cứu.

Thời gian này, cô cùng các đồng nghiệp nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học về da liễu, miễn dịch, ung thư, đặc biệt là ở bệnh nhi. Các dự án của Chi khai thác dữ liệu lớn, sinh học phân tử và can thiệp giáo dục để cải thiện chẩn đoán, tiên lượng và trải nghiệm bệnh nhân. Nghiên cứu sau đó được đăng trên các tạp chí Y học như Journal of the American College of Radiology, thuộc nhóm Q1 - uy tín nhất trong lĩnh vực.

"Nhiều bạn thi bác sĩ nội trú dành hẳn một năm để nâng cao kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu trong ngành, nhưng mình không muốn phải nghỉ một năm làm nghiên cứu", Chi lý giải cho cố gắng làm nhiều việc cùng lúc.

Sau 4 năm, điểm các môn học của Chi tại Johns Hopkins đều xếp lại Honors - cao nhất.

Năm cuối của chương trình học, Chi dần hoàn thiện kinh nghiệm lâm sàng, thi đỗ chứng chỉ USMLE, xin thư giới thiệu từ giáo sư tại trường và viết luận về khao khát trở thành bác sĩ nội trú để đóng góp cho cộng đồng, rồi vượt qua vòng phỏng vấn.

Tiến sĩ Troy Zhou, cựu Trưởng khoa Vật lý y khoa và X-quang tại Đại học John Hopkins, từng làm việc với Chi trong một dự án tối ưu hóa về bức xạ trong X-quang, nói cô luôn tận tâm với bệnh nhân, khả năng lâm sàng và nghiên cứu khoa học nổi bật. Ông cũng cho biết nhờ Chi, dự án thành công, được bình chọn là Bài thuyết trình hay nhất tại Diễn đàn thường niên của Ban cải tiến hiệu suất và chất lượng, Hiệp hội X-quang can thiệp.

"Trinh đầy sự chính trực, lòng trắc ẩn. Dù là sinh viên quốc tế, cô vượt qua những thách thức trong việc học Y, chứng minh được sự chuyên nghiệp và trưởng thành", ông Zhoy viết.

Trên hành trình trở thành bác sĩ, Chi thấy bản thân dần hoàn thiện. "Nghề vất vả, học lâu dài nhưng phù hợp với đam mê của bản thân, có đóng góp và ý nghĩa cho mọi người và xã hội nên mình rất hạnh phúc với lựa chọn trở thành bác sĩ", Chi nói.

Mai Chi cho hay sẽ cố gắng hoàn thành tốt chương trình nội trú dài 6 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán và Can thiệp hình ảnh, đồng thời tham gia thêm nghiên cứu khoa học.

Doãn Hùng

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/co-gai-viet-do-bac-si-noi-tru-harvard-sau-10-nam-du-hoc-my-4908247.html
Tags: du học sinh Việt Nam Đại học Johns Hopkins người Việt ở Mỹ Đại học Harvard du học Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Bộ Giáo dục báo cáo về độ khó của đề thi tốt nghiệp THPT

Đề nghị Bộ Giáo dục báo cáo về độ khó của đề thi tốt nghiệp THPT

Đề thi tốt nghiệp THPT bị phản ánh khó hơn so với mọi năm, nên Ủy ban Văn hóa - Xã hội đề nghị Bộ Giáo dục báo cáo, đồng thời tham vấn các chuyên gia giáo dục phổ thông.

Chọn tổ hợp sau đỗ lớp 10 cần tính đến nguyện vọng đại học

Chọn tổ hợp sau đỗ lớp 10 cần tính đến nguyện vọng đại học

Việc chọn môn khi vào lớp 10 sẽ ảnh hưởng tới tổ hợp thi tốt nghiệp và xét đại học, nên phụ huynh và học sinh cần lưu ý, có nhà giáo cho rằng cần học ít nhất một môn tự nhiên.

Trường Quốc tế TAS định hướng xây dựng môi trường giáo dục bền vững

Trường Quốc tế TAS định hướng xây dựng môi trường giáo dục bền vững

Trường quốc tế Mỹ (The American School - TAS) xây dựng tầm nhìn dài hạn, đề cao chất lượng học thuật bền vững, môi trường đa văn hóa và lấy học sinh làm trung tâm.

Người Việt học online nhiều thứ 3 Đông Nam Á

Người Việt học online nhiều thứ 3 Đông Nam Á

Khoảng 1,8 triệu người Việt học online trên Coursera, tăng 22% so với năm ngoái, chủ yếu về Khoa học dữ liệu, AI, tiếng Trung...

Một số trường chất lượng cao giảm sức hút

Một số trường chất lượng cao giảm sức hút

Một số trường chất lượng cao xuống cấp về cơ sở vật chất, sĩ số vượt quy định, giảm sức hút, theo Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố.

Chuỗi sự kiện mùa hè cho học sinh, phụ huynh toàn quốc của FPTU

Chuỗi sự kiện mùa hè cho học sinh, phụ huynh toàn quốc của FPTU

Trường Đại học FPT (FPTU) triển khai chuỗi hoạt động trải nghiệm, hội thảo, âm nhạc, workshop… tại 5 cơ sở dành cho hàng chục nghìn học sinh, phụ huynh.

Học phí trường nghệ thuật cao nhất hơn 82 triệu đồng mỗi năm

Học phí trường nghệ thuật cao nhất hơn 82 triệu đồng mỗi năm

Học phí các trường nghệ thuật từ 15 đến 82,5 triệu đồng cho năm học tới, hầu hết tăng so với năm trước.

Đại học RMIT Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Đại học RMIT Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Đại học RMIT Việt Nam bổ nhiệm Giáo sư Scott Thompson-Whiteside làm Tổng giám đốc, đánh dấu 25 năm trường đóng góp cho sự nghiệp học tập, phát triển cộng đồng tại Việt Nam.

Bé 4 tuổi bị đánh tím lưng ở lớp

Bé 4 tuổi bị đánh tím lưng ở lớp

Trẻ 4 tuổi bị đánh tím bầm lưng vì không chịu ngủ trưa, cô giáo đã bị đình chỉ để điều tra.

Thủ khoa từ căn nhà 20 m2

Thủ khoa từ căn nhà 20 m2

Sức khỏe kém vì u hạch, sống trong căn nhà chật hẹp với người mẹ nhặt ve chai, Hoàng Mi tâm niệm chỉ có học mới có thể thay đổi cuộc đời.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies