Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giải trí
Thứ năm, 3/7/2025 | 15:34 GMT+7

Nhà sản xuất Hàn: 'Phim Việt không nên sa đà vào kinh dị, hài'

Nhà sản xuất Charles Kim nhận định điện ảnh thương mại Việt chú trọng thể loại dễ sinh lời nhưng thiếu tính phổ quát, khó vươn ra quốc tế.

Ở hội thảo về sự phát triển điện ảnh, hoạt động thuộc Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2025, ông Charles Kim - nhà sản xuất và ủy viên Liên hoan phim Truyền phát Quốc tế Hàn Quốc (KISF) - đánh giá điện ảnh Việt phát triển nhanh, đặc biệt về lượng khán giả trong rạp và trên nền tảng số. Tuy nhiên, ông cho rằng dòng phim thương mại đang chiếm lĩnh với thể loại dễ sinh lời như hài gia đình và kinh dị.

"Những phim này thu hút khán giả nội địa, nhưng khó vượt ra toàn cầu vì thiếu sự đa dạng về cảm xúc. Đó mới là yếu tố giúp điện ảnh chạm đến công chúng", ông nói.

Chuyên gia Charles Kim phát biểu trong hội thảo chiều 1/7. Ảnh: Minh Nguyệt

Những năm 2000, Hàn Quốc từng thành công ở thị trường trong nước nhờ các phim hài nội địa như My Sassy Girl, Shiri. Tuy nhiên, khi đưa ra nước ngoài, các dự án kém thu hút khán giả do nội dung khó tiếp cận.

Không chỉ Hàn Quốc, điện ảnh Hong Kong cũng gặp trường hợp tương tự. Thập niên 1980-1990, Hong Kong nổi lên như trung tâm điện ảnh châu Á với loạt sao hành động đình đám như Thành Long, Lý Liên Kiệt, Châu Nhuận Phát cùng hàng loạt phim võ thuật, hình sự được xuất khẩu rộng rãi. Nhưng vì quá phụ thuộc vào công thức thành công, làng phim Hong Kong dần đánh mất tính sáng tạo, không kịp đào tạo lớp kế cận, dẫn tới sự thoái trào kéo dài.

Gần 10 năm nay, thị trường phim Việt tăng trưởng mạnh, có nhiều tác phẩm đạt hơn 100 tỷ đồng, nhưng chủ yếu ở các thể loại gần gũi công chúng. "Hiện điện ảnh Việt đứng trước bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển: Đi theo lối mòn quen thuộc với công thức dễ sinh lời nhưng thiếu sức bền, hay tái cấu trúc hệ sinh thái điện ảnh: Đầu tư vào đào tạo nhân lực mới, mở rộng thể loại, xây dựng nền tảng nội dung có chiều sâu và thúc đẩy hợp tác sản xuất quốc tế", ông Kim nhận định.

Phim "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành gây sốt nhưng nhận nhiều lời chê về kịch bản, bị nhiều khán giả xem là bước lùi so với "Mai". Ảnh: Đoàn phim cung cấp

Giới chuyên môn trong nước cho rằng thị hiếu khán giả góp phần thúc đẩy sự phát triển dòng phim kinh dị lẫn hài, gia đình. Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Nội dung CJ CGV Việt Nam, yếu tố truyền thống khiến nhiều khán giả quan tâm, đó cũng là điểm mạnh của phim Việt so với tác phẩm nước ngoài. Việc các đạo diễn tập trung vào dòng phim này không chỉ xuất phát từ yếu tố thương mại mà còn phản ánh nhu cầu của người xem.

"Tuy vậy, chúng ta cần cân bằng giữa việc đáp ứng thị hiếu nội địa và chiến lược mở rộng thị trường. Nếu được đầu tư bài bản về nội dung và hình thức, việc khai thác đề tài quen thuộc vẫn có thể song hành những dự án có sức sáng tạo", ông nói.

Đạo diễn Đặng Thái Huyền nhận định một trong những dòng phim được khán giả quan tâm hiện nay là chiến tranh. Thể loại này từng bị cho là khó tiếp cận khán giả trẻ lại tạo được sự quan tâm nhờ lối kể chuyện, tái hiện lịch sử giàu cảm xúc. Dòng phim này không còn giới hạn ở nhiệm vụ tuyên truyền mà có thể tiếp cận nhiều khán giả. Đào, phở và piano - tác phẩm về chuyện tình của anh lính tự vệ và tiểu thư - đạt hơn 16 tỷ đồng dù không phát hành rộng rãi, phim Địa đạo của Bùi Thạc Chuyên - kể số phận những người lính chiến đấu ở "đất thép thành đồng" Củ Chi - vượt 170 tỷ đồng, nhận nhiều nhận xét tích cực.

Sự quan tâm của giới trẻ dành cho thể loại này phản ánh nhu cầu tiếp cận lịch sử bằng góc nhìn mới. Họ tìm trải nghiệm cảm xúc qua phim ảnh, hình dung bối cảnh, không gian thời chiến thay vì điểm qua các sự kiện hay số liệu. Khi đạo diễn Phi Tiến Sơn cùng êkíp Đào, phở và piano giao lưu khán giả, ông nhận ra người xem không đòi hỏi bộ phim mang tư tưởng lớn mà cần khai thác tốt những chi tiết nhỏ về đời thường, hay khung hình mang tính ẩn dụ về thân phận con người thời chiến.

Teaser "Mưa đỏ" , về cuộc chiến bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972, do đạo diễn Đặng Thái Huyền thực hiện. Phim dự kiến công chiếu ngày Quốc khánh 2/9. Video: Đoàn phim cung cấp

"Những nhà làm phim cần khám phá cách tiếp cận mới về nội dung, hình thức để thu hút nhiều khán giả đến rạp. Từ đó, thế hệ trẻ sẽ có động lực để kể những câu chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ điện ảnh hiện đại", đạo diễn nói.

Bên cạnh đó, ông Charles Kim cho rằng phim hành động nên được xem là một trong những mũi nhọn phát triển của điện ảnh. Thể loại này có tiềm năng lớn về mặt thị trường và khả năng xuất khẩu nhưng ở Việt Nam thiếu hệ thống sản xuất kỹ thuật lẫn đội ngũ sáng tạo chuyên biệt, như thiết kế hành động, chỉ đạo võ thuật.

"Để làm được điều đó, chúng ta cần nâng cấp toàn diện hệ thống giáo dục điện ảnh. Không chỉ gắn kết các trường đào tạo với mạng lưới sản xuất thực tế, mô hình này còn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các dự án quốc tế, tiếp cận công nghệ mới và xây dựng tư duy làm phim. Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này nếu quyết liệt từ bây giờ", ông Kim cho biết.

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng năm nay diễn ra trong bảy ngày, từ 29/6 đến 5/7. Chương trình tranh giải gồm hai hạng mục quan trọng: Phim châu Á và Phim Việt Nam. Trong 12 tác phẩm dự thi của điện ảnh trong nước, có các tác phẩm doanh thu cao như Thám tử Kiên, Nhà gia tiên. Giám khảo gồm một số tên tuổi như nghệ sĩ Minh Châu, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, các chuyên gia, nhà phê bình quốc tế.

Sự kiện còn có nhiều tọa đàm, nổi bật là hội thảo Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia, nhằm đánh giá vị trí của phim chiến tranh trong sự phát triển của điện ảnh, quảng bá hình ảnh ra thế giới. Ngoài ra, ban tổ chức tôn vinh phim Việt đề tài chiến tranh, chọn chiếu 22 phim sản xuất sau năm 1975, mang hơi thở thời đại, gắn liền sự phát triển của điện ảnh nước nhà.

Quế Chi

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nha-san-xuat-han-phim-viet-khong-nen-sa-da-vao-kinh-di-hai-4909091.html
Tags: phim gia đình Charles Kim Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng phim kinh dị Việt

Tin cùng chuyên mục

10 cuốn sách nổi bật của Margaret Atwood

10 cuốn sách nổi bật của Margaret Atwood

"Chuyện người tùy nữ" là tác phẩm tiêu biểu nhất của nữ văn sĩ Canada Margaret Atwood, theo Guardian.

Ảnh cưới tối giản của Đình Tú - Ngọc Huyền

Ảnh cưới tối giản của Đình Tú - Ngọc Huyền

Hai diễn viên Đình Tú, Ngọc Huyền thực hiện ảnh cưới sau gần một tháng công khai chuyện tình cảm.

Khánh Thi: 'Tôi không giàu có'

Khánh Thi: 'Tôi không giàu có'

"Nữ hoàng dancesport" Khánh Thi nói luôn thấy thiếu tiền, bán hàng online kiếm thêm thu nhập vì phải trang trải nhiều chi phí cho công việc, gia đình.

Justin Bieber trả nợ hơn 30 triệu USD cho quản lý cũ

Justin Bieber trả nợ hơn 30 triệu USD cho quản lý cũ

Justin Bieber thanh toán khoản nợ 31,5 triệu USD cho nhà quản lý cũ Scooter Braun sau ba năm hai bên ngừng hợp tác.

Tiến Truyển lần đầu tham gia Tuần thời trang cao cấp Paris

Tiến Truyển lần đầu tham gia Tuần thời trang cao cấp Paris

Nguyễn Tiến Truyển hợp tác nhà thiết kế nổi tiếng Kevin Germanier, tạo nên bộ sưu tập Haute Couture ở Paris.

'Superman' - siêu anh hùng vấp ngã

'Superman' - siêu anh hùng vấp ngã

Superman bị nhiều người chỉ trích nhưng vẫn giữ niềm tin vào công lý, không ngần ngại đối đầu cái ác.

Phong cách minh tinh 'Bến Thượng Hải'

Phong cách minh tinh 'Bến Thượng Hải'

Diễn viên Hong Kong Triệu Nhã Chi được các tạp chí thời trang nhận xét thanh lịch tuổi 72.

Hồng Đào áy náy vì làm Tuấn Trần bị thương khi diễn

Hồng Đào áy náy vì làm Tuấn Trần bị thương khi diễn

Diễn viên Hồng Đào nói khi hóa thân người mẹ bị Alzheimer, chị nhập tâm đến mức cắn chân Tuấn Trần - đóng vai con trai - bầm tím.

Tuổi già bình lặng của nghệ sĩ Văn Toản

Tuổi già bình lặng của nghệ sĩ Văn Toản

Nghệ sĩ Văn Toản cho biết ngồi thiền hai lần trong ngày, duy trì niệm Phật để tâm hồn luôn thanh thản.

Phương Mỹ Chi đưa điệu vọng cổ lên sân khấu 'Sing! Asia'

Phương Mỹ Chi đưa điệu vọng cổ lên sân khấu 'Sing! Asia'

Phương Mỹ Chi và thí sinh Khả Lâu (Trung Quốc) kết hợp điệu cải lương vọng và hí kịch trong tiết mục hát chung ở bán kết "Sing! Asia".

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies