Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giải trí
Thứ hai, 26/5/2025 | 00:01 GMT+7

Người Sài Gòn xem hát bội, múa lân hơn 100 năm trước

Cảnh người Sài Gòn nô nức xem múa lân, hát bội, đờn ca tài tử hơn 100 năm trước được ghi lại qua ống kính các nhiếp ảnh gia Pháp.

Ảnh người dân xem múa rồng vào đầu thế kỷ 20 được in trong ấn phẩm Di sản Sài Gòn - TP HCM, NXB Tổng hợp TP HCM giới thiệu trong tháng 5, dịp 50 năm thống nhất đất nước. Theo nhóm tác giả, dưới thời Pháp thuộc, đa số tỉnh, thành phố lớn ở miền Nam đều có đội lân, song tổ chức quy mô và trình diễn bài bản nhất vẫn là các đoàn của Sài Gòn - Chợ Lớn.

Theo bà Nguyễn Hạnh (chủ biên tập sách), năm 1936, võ sư Lưu Hạo Lương lập võ quán Nhơn Nghĩa Đường. Ông cũng thành lập nên đoàn lân Chu Quán Nhơn Nghĩa Đường - đội lân tiêu biểu của người Hoa tồn tại đến ngày nay. Cuối tháng 3, nghệ thuật lân sư rồng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hát bội cũng là nghệ thuật được đông đảo người dân yêu thích. Đầu thế kỷ 19, hát bội ở đất Gia Định không khác nhiều so với ở miền Trung (Bình Định). Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, bộ môn này ở miền Nam có điều kiện phát triển hơn.

Năm 1813, Tả quân Lê Văn Duyệt, một người rất thích hát bội, lập riêng một đoàn. Quan lại ở khắp các trấn cũng đua nhau lập gánh hát. Năm 1832, sau khi đoàn hát của Tổng trấn Lê Văn Duyệt bị giải tán, các gánh khác cũng tan rã, chỉ còn dòng hát bội dân gian.

Đầu thế kỷ 20, hát bội phổ biến hơn với người miền Nam, nhiều ban nhóm đình đám tụ hội ở Sài Gòn. Những vở thường dựa theo điển tích, câu chuyện xưa cũ trong và ngoài nước.

Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.

Các đào, kép nhí trong một gánh tuồng cổ. Sang thập niên 1930-1940, nhiều đoàn tiếp tục được thành lập, tạo nên bức tranh sống động, đa diện của sân khấu đương thời, với các gánh hát như Phi Phụng, Phụng Hảo, Thái Bình.

Trích đoạn nghệ sĩ Phùng Há (vai Lữ Bố, xuất hiện ở giây 0:33) trong Phụng Nghi Đình, cùng nghệ sĩ Thanh Nga (vai Điêu Thuyền). Video: Tư liệu

Đờn ca tài tử Nam bộ được phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình. Ban nhạc thường sử dụng năm nhạc cụ, gọi là ban ngũ tuyệt, gồm: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam. Họ có thêm sáo phụ họa, thường là sáo bảy lỗ.

Thông thường, ban nhạc chỉ mặc các loại thường phục. Khi ở đình, miếu hoặc dịp trọng đại, họ mới mặc trang phục biểu diễn lên sân khấu.

Một nhóm nghệ nhân đầu thế kỷ 20. Thập niên 1910, nghệ nhân Nguyễn Tống Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên Sài Gòn trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang. Đây là lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp nơi đô thị.

Mai Nhật

Ảnh: NXB cung cấp

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nguoi-sai-gon-xem-hat-boi-mua-lan-hon-100-nam-truoc-4890204.html
Tags: Người Sài Gòn Sài Gòn xưa ảnh xưa về Sài Gòn hát bội múa lân

Tin cùng chuyên mục

Khương Ngọc làm phim 'Cục vàng của ngoại'

Khương Ngọc làm phim 'Cục vàng của ngoại'

Đạo diễn Khương Ngọc ra mắt phim "Cục vàng của ngoại" - xoay quanh tình cảm bà cháu, sau thành công hơn 100 tỷ đồng của "Chị dâu".

Thời trẻ cơ cực của nghệ sĩ Quang Thắng

Thời trẻ cơ cực của nghệ sĩ Quang Thắng

Ngày mới lên Hà Nội làm việc, diễn viên Quang Thắng thường đi lang thang sau giờ diễn vì không có nhà.

Ocean Vuong: 'Đạo Phật giúp tôi vượt qua áp lực danh vọng'

Ocean Vuong: 'Đạo Phật giúp tôi vượt qua áp lực danh vọng'

Ocean Vuong - tác giả người Mỹ gốc Việt - cho rằng đối diện với sự nổi tiếng là một trong những thử thách lớn nhất đời anh.

Đại Nghĩa, Đình Toàn đối đầu trong kịch 'Ngày xửa ngày xưa 36'

Đại Nghĩa, Đình Toàn đối đầu trong kịch 'Ngày xửa ngày xưa 36'

Nghệ sĩ Đại Nghĩa đóng chúa tể yêu tinh, Đình Toàn vào vai hậu duệ thần Mặt Trời, trong kịch "Ngày xửa ngày xưa" số 36.

Hậu trường hóa trang trong phim kinh dị 'Dưới đáy hồ'

Hậu trường hóa trang trong phim kinh dị 'Dưới đáy hồ'

Êkíp "Dưới đáy hồ" - phim về các vụ mất tích ở hồ đá - dán, may rêu lên tóc diễn viên để tạo hình ác quỷ.

Ngai vàng triều Nguyễn - chứng nhân lịch sử

Ngai vàng triều Nguyễn - chứng nhân lịch sử

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia vừa bị một người đàn ông đập gãy - tuổi đời hơn 200 năm, là biểu tượng quyền uy của vua.

Cannes 2025 - chính trị lấn át điện ảnh

Cannes 2025 - chính trị lấn át điện ảnh

Tiêu chí tôn vinh điện ảnh ở Liên hoan phim Cannes bị lu mờ khi thông điệp chính trị, vấn đề thuế quan chiếm lĩnh sự chú ý.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bị tai nạn giao thông

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bị tai nạn giao thông

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - bị tai nạn xe máy, gãy ba xương sườn, một xương đòn.

Nghệ sĩ dự lễ bế mạc Liên hoan phim Cannes 2025

Nghệ sĩ dự lễ bế mạc Liên hoan phim Cannes 2025

Elle Fanning, chủ tịch ban giám khảo Juliette Binoche cùng các minh tinh Cate Blanchett, Halle Berry góp mặt trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes, hôm 24/5.

Phim của Thư Kỳ thắng giải đặc biệt tại Cannes 2025

Phim của Thư Kỳ thắng giải đặc biệt tại Cannes 2025

"Resurrection" - có Thư Kỳ đóng chính - giành giải đặc biệt (Prix Spécial) tại Liên hoan phim Cannes 2025.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies