Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Giải trí
Thứ ba, 27/5/2025 | 10:08 GMT+7

Ngai vàng từng mất tích trong Tử Cấm Thành

Chiếc ghế chạm rồng phục vụ hoàng đế nhà Thanh từng mất tích 50 năm, cho đến khi được phát hiện trong kho đồ cũ nát.

Theo Sina, ngày nay du khách đến Cố Cung (tên gọi cũ: Tử Cấm Thành) mà chưa tận mắt nhìn long kỷ trong điện Thái Hòa thì chưa gọi là đến di tích này. Ngai vàng ra đời thời nhà Minh, lịch sử khoảng 450 năm, tượng trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế, gắn với những sự kiện trọng đại từ thời vua Khang Hy đến khi nhà Thanh sụp đổ.

Điện Thái Hòa diện tích hơn 2.000 m2, là tòa lớn nhất trong Tử Cấm Thành (hoàng cung thời Minh, Thanh). Theo các chuyên gia khảo cổ, long kỷ - còn gọi bảo tọa - có thể ra đời ở triều đại vua Gia Tĩnh (cai trị 1521-1567), nhà Minh. Thời vua Khang Hy, điện Thái Hòa trải qua tu sửa, long kỷ được phục chế và sử dụng lại. Chiếc ghế xuất hiện trong một bức tranh chân dung hoàng đế Khang Hy. Các thời sau đó, bảo tọa luôn được đặt trong điện Thái Hòa, tổng cộng đón và tiễn hơn 20 hoàng đế.

Bảo tọa trong điện Thái Hòa. Ảnh: DPM

Ngai vàng được mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất kỷ", vẻ ngoài khác với ghế thông thường. Phía dưới không có chân trụ mà là một bệ rộng 2,5 m và sâu hơn 1 m, cần tám người to khỏe mới nhấc nổi bệ này. Chuyên gia khảo cổ Hồ Đức Sinh, phụ trách nghiên cứu và bảo dưỡng đồ dùng trong Bảo tàng Cố Cung, cho biết Tử Cấm Thành có hơn 30 chiếc ghế dành cho vua chúa, đặt ở những điện khác nhau. Bảo tọa ở điện Thái Hòa được chế tác ở đẳng cấp cao nhất, kích thước lớn nhất.

Ghế được chạm rồng, sơn son thếp vàng, toát màu óng ánh rực rỡ và được đặt ở vị trí cao nhất trong điện. Hoàng đế nhà Thanh ngồi trên chiếc ghế này ở lễ đăng cơ, các hoạt động quốc gia quan trọng, tiếp văn võ bá quan và sứ thần nước ngoài. Hình 13 con rồng được chạm trổ trên ghế, nhiều viên đá quý gắn xung quanh. Phía sau ngai vàng là bình phong mạ vàng, bài trí hạc tiên, lư hương.

Ngai vàng nhìn từ phía sau. Ảnh: DPM

Năm 1915, Viên Thế Khải xưng đế, dẹp bỏ biểu tượng quyền lực của đế vương trước. Từ đó, long kỷ cùng nhiều đồ vật khác ở điện Thái Hòa không rõ tung tích. Bảo tọa chạm rồng được thay bằng chiếc ghế bành pha trộn phong cách Trung Hoa và phương Tây. Viên Thế Khải đột ngột qua đời sau 83 ngày làm hoàng đế nhưng chiếc ghế bành vẫn ở trong điện Thái Hòa nhiều năm sau đó.

Năm 1947, Bảo tàng Cố Cung muốn khôi phục nguyên trạng điện Thái Hòa nên đã gỡ bỏ ghế của Viên Thế Khải. Đội ngũ phục chế tìm chiếc thay thế nhưng đều nhỏ, không phù hợp bình phong lớn phía sau, cũng không ăn nhập không khí uy nghi của điện Thái Hòa.

Hình rồng trên bảo tọa. Ảnh: DPM

Năm 1959, chuyên gia Thanh sử Chu Gia Tấn phát hiện bức ảnh lịch sử về điện Thái Hòa, từ đó lần tung tích long kỷ. Ông tìm thấy ngai vàng của hoàng đế nằm trong nhà kho chuyên chứa đồ vật hư hỏng. Lúc này, long kỷ bị hư hỏng nghiêm trọng.

Năm 1963, Bảo tàng Cố cung quyết định phục chế long kỷ thời Thanh, với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia và nghệ nhân các ngành nghề thủ công. Sau 934 ngày, công việc hoàn tất, ngai vàng tỏa sáng trở lại và trở về nơi cũ - điện Thái Hòa. Ba năm theo sát quá trình phục chế, nhiều người hỏi ông Chu từng ngồi lên ghế chưa, ông đáp: "Tôi là người bình thường, làm việc với tâm lý kính sợ, không dám có ý đồ gì khác".

Theo DPM, từ "bảo tọa" bắt nguồn Phật giáo và ban đầu không liên quan hoàng thất. Từ sau thời Tống, Minh, "bảo tọa" dần trở thành từ chỉ ghế ngồi của hoàng đế. Ở nhà Thanh, uy quyền của long kỷ được đề cao hơn bao giờ hết. Sử sách ghi chép một câu chuyện của vua Ung Chính khi mới đăng cơ. Một lần thấy tiểu thái giám cầm chổi, ngẩng đầu, ưỡn ngực đi qua ngai vàng, ông tức giận, khiển trách tiểu thái giám không hiểu quy củ. Nhà vua hạ lệnh nơi nào đặt bảo tọa, khi đi ngang, tất cả phải cung kính, cúi đầu, khom lưng.

Các đồ vật trong cung thường được làm theo cặp nhưng long kỷ chỉ có một vì "Trái Đất không có hai mặt trời, một nước không thể có hai vua". Đến nay, quy trình bảo dưỡng và tu sửa bảo tọa được thực hiện nghiêm ngặt. Trước khi lau chùi hoặc sửa chữa, sơn mạ, các chuyên gia đều thử nghiệm ở phạm vi nhỏ trên ghế sau đó mới áp dụng trên phạm vi rộng hơn. Tham quan Cố Cung, du khách cũng không được lại gần ngai vàng mà chỉ được đứng nhìn từ cửa.

Theo Thepaper, The Last Emperor (Mạt đại hoàng đế, 1987) là tác phẩm điện ảnh vô tiền khoáng hậu khi được ghi hình tại điện Thái Hòa. Đoàn phim xin cấp phép trước khi Bộ Văn hóa Trung Quốc ban hành quy định cấm quay phim trong các di sản kiến trúc mang tầm quốc tế. Kể từ năm 1949, đây là dự án phim nước ngoài đầu tiên được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trong quá trình thực hiện.

Cảnh Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế. Video: Columbia Pictures

Một trong cảnh gây choáng ngợp, hiệu ứng thị giác mạnh mẽ nhất của phim là đoạn Phổ Nghi đăng cơ thời bé. Đại cảnh này tái hiện bảo tọa và bình phong phía sau. Để đảm bảo không có bất kỳ sự cố nào khi quay ở điện Thái Hòa, đoàn phim không được phép đặt máy móc, đạo cụ nào tại đây, bao gồm cả thiết bị gắn máy ảnh, chiếu sáng. Nhà quay phim chỉ có thể ghi hình bằng máy quay cầm tay, đèn chiếu đặt từ ngoài điện.

Phim gây tiếng vang lớn, được đề cử chín giải Oscar năm 1988 và thắng tất cả đề cử. Sakamoto Ryūichi, bậc thầy âm nhạc người Nhật, phụ trách nhạc nền của The Last Emperor, từng nói kỷ niệm khi làm phim: "Nhìn kiến trúc hoa lệ, cung điện và những bức tường đỏ, tôi nghĩ hoàng đế đang sống ở đây. Tôi vẫn nhớ tiếng của gió, cảm nhận được sự bi thương và cô độc".

Nghinh Xuân (theo DPM)

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/ngai-vang-tung-mat-tich-trong-tu-cam-thanh-4890439.html
Tags: Khang Hy Ghế của vua Tử Cấm Thành Bảo tọa Ngai vàng Trung Quốc Càn Long

Tin cùng chuyên mục

10 cuốn sách nổi bật của Margaret Atwood

10 cuốn sách nổi bật của Margaret Atwood

"Chuyện người tùy nữ" là tác phẩm tiêu biểu nhất của nữ văn sĩ Canada Margaret Atwood, theo Guardian.

Ảnh cưới tối giản của Đình Tú - Ngọc Huyền

Ảnh cưới tối giản của Đình Tú - Ngọc Huyền

Hai diễn viên Đình Tú, Ngọc Huyền thực hiện ảnh cưới sau gần một tháng công khai chuyện tình cảm.

Khánh Thi: 'Tôi không giàu có'

Khánh Thi: 'Tôi không giàu có'

"Nữ hoàng dancesport" Khánh Thi nói luôn thấy thiếu tiền, bán hàng online kiếm thêm thu nhập vì phải trang trải nhiều chi phí cho công việc, gia đình.

Justin Bieber trả nợ hơn 30 triệu USD cho quản lý cũ

Justin Bieber trả nợ hơn 30 triệu USD cho quản lý cũ

Justin Bieber thanh toán khoản nợ 31,5 triệu USD cho nhà quản lý cũ Scooter Braun sau ba năm hai bên ngừng hợp tác.

Tiến Truyển lần đầu tham gia Tuần thời trang cao cấp Paris

Tiến Truyển lần đầu tham gia Tuần thời trang cao cấp Paris

Nguyễn Tiến Truyển hợp tác nhà thiết kế nổi tiếng Kevin Germanier, tạo nên bộ sưu tập Haute Couture ở Paris.

'Superman' - siêu anh hùng vấp ngã

'Superman' - siêu anh hùng vấp ngã

Superman bị nhiều người chỉ trích nhưng vẫn giữ niềm tin vào công lý, không ngần ngại đối đầu cái ác.

Phong cách minh tinh 'Bến Thượng Hải'

Phong cách minh tinh 'Bến Thượng Hải'

Diễn viên Hong Kong Triệu Nhã Chi được các tạp chí thời trang nhận xét thanh lịch tuổi 72.

Hồng Đào áy náy vì làm Tuấn Trần bị thương khi diễn

Hồng Đào áy náy vì làm Tuấn Trần bị thương khi diễn

Diễn viên Hồng Đào nói khi hóa thân người mẹ bị Alzheimer, chị nhập tâm đến mức cắn chân Tuấn Trần - đóng vai con trai - bầm tím.

Tuổi già bình lặng của nghệ sĩ Văn Toản

Tuổi già bình lặng của nghệ sĩ Văn Toản

Nghệ sĩ Văn Toản cho biết ngồi thiền hai lần trong ngày, duy trì niệm Phật để tâm hồn luôn thanh thản.

Phương Mỹ Chi đưa điệu vọng cổ lên sân khấu 'Sing! Asia'

Phương Mỹ Chi đưa điệu vọng cổ lên sân khấu 'Sing! Asia'

Phương Mỹ Chi và thí sinh Khả Lâu (Trung Quốc) kết hợp điệu cải lương vọng và hí kịch trong tiết mục hát chung ở bán kết "Sing! Asia".

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies