Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Du lịch
Thứ sáu, 11/7/2025 | 07:20 GMT+7

Bay dù lượn ở Việt Nam diễn ra như thế nào

Bay dù lượn hiện phổ biến tại nhiều điểm du lịch Việt Nam với khách đăng ký qua đơn vị tổ chức trực tiếp hoặc công ty trung gian và cần ký giấy miễn trừ trách nhiệm.

Tháng 6, chị Bùi Thị Diệu Phương, 34 tuổi, TP HCM cùng nhóm bạn 5 người ghé Đà Nẵng du lịch và tham gia nghiệm bay dù lượn không động cơ (paragliding). Chị Phương cho hay đặt dịch vụ từ một công ty lữ hành và được yêu cầu đăng ký, cọc một phần chi phí dịch vụ trước khi tham gia. Dịch vụ có giá 1,6-1,8 triệu đồng tùy giờ bay, một lần bay 15-30 phút.

Đến điểm tập kết bay, du khách được nhân viên yêu cầu khai thông tin cá nhân, ký cam kết miễn trừ trách nhiệm và mua bảo hiểm. Hoàn tất thủ tục đăng ký, xe đưa du khách lên đỉnh Sơn Trà. Tại đây, các phi công kiểm tra điều kiện thời tiết và hướng gió trước khi cất cánh.

"Nhóm tôi được yêu cầu ký vào giấy miễn trừ trách nhiệm bản tiếng Anh, trước đó không hay biết về loại giấy tờ này, do sát giờ bay và đã thanh toán dịch vụ nên chúng tôi ký mà không kịp đọc kỹ nội dung", chị Phương nói.

Chị Phương trải nghiệm bay dù lượn không động cơ ở Sơn Trà vào tháng 6. Ảnh: NVCC

Đại diện một công ty du lịch ở Đà Nẵng, đơn vị trung gian cung cấp tour dù lượn, cho biết có hai gói bay thường từ 9h30 đến 15h30 và gói bay ngắm hoàng hôn từ 16h đến 17h. Để đặt tour, khách hàng chốt lịch và gửi ảnh mặt trước CCCD, đặt cọc giữ chỗ 500.000 đồng để làm bảo hiểm bay. Phần tiền còn lại thanh toán trực tiếp cho phi công hoặc đơn vị tổ chức khi đến điểm tập trung.

Tour trọn gói bao gồm chuyến bay đôi cùng phi công, phi công điều khiển dù, khách chỉ ngồi và trải nghiệm. Thời gian bay 15-30 phút tùy theo tình trạng gió và sức khỏe của khách.

Tại điểm tập kết bay, phi công sẽ hướng dẫn quy trình, cung cấp phương tiện an toàn bao gồm đồ bảo hộ và nón bảo hiểm. Bảo hiểm chuyến bay có mức bồi thường tối đa 100 triệu đồng. Sẽ không có phụ thu nếu khách muốn kéo dài chuyến bay. Dịch vụ kèm theo có thiết bị quay video, chụp ảnh chuyến bay.

Địa điểm tập trung sẽ được gửi link bản đồ cụ thể, ví dụ chùa Bửu Đài Sơn. Nếu khách lưu trú gần điểm bay, công ty sẽ hỗ trợ sắp xếp xe đưa đón. Từ điểm tập trung, phi công sẽ đưa khách di chuyển lên điểm cất cánh.

Dịch vụ bay dù lượn ở Đà Nẵng cũng khá giống với dịch vụ bay ở cá nước khác trên thế giới. Thanh Tú, sống tại Hà Nội, cho hay từng trải nghiệm bay dù lượn đôi ở Interlaken, Thụy Sĩ - điểm bay dù lượn nổi tiếng thế giới và là bối cảnh trong phim "Hạ cánh nơi anh". Chị Tú nói các dịch vụ bay dù lượn được phân chia rõ ràng theo cấp độ người chơi. Du khách cũng cần đặt trước các dịch vụ qua trang web. Sau khi chọn giờ bay, du khách thanh toán giá vé một lần chơi là 190 CHF (5 triệu đồng), trả thêm 40 CHF (1 triệu đồng) phí chụp hình và quay phim quá trình bay.

Trước khi xác nhận thanh toán, du khách cần ký giấy miễn trừ trách nhiệm, thường là bản online. Đến điểm tập kết, mỗi du khách sẽ làm quen với phi công hướng dẫn riêng. Người tham gia chỉ cần nghe theo chỉ dẫn của phi công "chạy thật nhanh khi cất cánh và đứng lại từ từ khi hạ cánh".

"Đồ bảo hộ không quá phức tạp, gồm nón và cài chặt các chốt an toàn, tour khuyến nghị du khách mặc đồ gọn gàng, khoác thêm áo phao vì lên cao gió lạnh, buộc tóc gọn và mang theo kính mát", chị Tú nói.

Luật sư Lâm Quang Quý, Tổng Thư ký Liên đoàn dù lượn thể thao TP HCM, cho hay vài năm gần đây nhiều công ty cung cấp dịch vụ bay dù lượn được thành lập, hợp tác với các phi công để tổ chức bay thương mại, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm ngày càng tăng. Các liên đoàn, câu lạc bộ hay hội nhóm dù lượn vẫn duy trì hoạt động bay thuần túy vì mục đích thể thao, giải trí.

Dịch vụ dù lượn du lịch phát triển với nhiều điểm hoạt động hàng ngày như Đồi Bù, Hà Nội; Mù Cang Chải, Yên Bái; Sa Pa, Lào Cai; Đà Nẵng; Nha Trang. Một số điểm khác hoạt động theo đợt như Ninh Bình, Hạ Long, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lâm Đồng.

Theo ông Quý, hoạt động bay dù lượn hiện chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch cùng các sở địa phương, đồng thời tuân thủ các quy định về vùng trời, an ninh và an toàn bay của Bộ Quốc phòng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, huấn luyện, trang thiết bị và nhân lực được quy định trong Luật Thể dục Thể thao, Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL và các văn bản liên quan về tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Các phi công dù lượn phải có chứng chỉ huấn luyện chuyên môn do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp, có nhân viên cứu hộ để ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, mua bảo hiểm tai nạn cho phi công và du khách tham gia bay. Sân bãi cất cánh, hạ cánh dù lượn phải đủ diện tích tối thiểu an toàn như chiều ngang 30 m, chiều dọc 30 m, không có các chướng ngại vật, độ cao chênh lệch giữa khu vực cất cánh và hạ cánh tối thiểu là 70 m. Tốc độ gió phù hợp để cất cánh là 0-5,5 m/s. Phi công phải trang bị hệ thống liên lạc như các máy bộ đàm, thiết bị đo độ cao.

Chuyên gia dù lượn Đặng Văn Mỹ, 10 năm kinh nghiệm và hơn 2.000 giờ bay, cho biết thiết bị dù lượn sử dụng phổ biến trên thị trường nói chung hiện nay gồm ba bộ phận chính. Vòm dù phân cấp theo hiệu năng, hiệu năng càng cao thì độ an toàn càng thấp, dù đôi được thiết kế để ưu tiên an toàn; đai ngồi chịu lực tới 2-3 tấn, có hệ thống giảm chấn ở lưng và mông, chốt an toàn và dây đai bằng sợi chịu lực cao và dù dự phòng gắn dưới đai để sử dụng khi khẩn cấp. Thiết bị được kiểm định tại châu Âu, có chứng chỉ và được thay thế định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Trên thế giới, phi công bay đôi, kèm du khách trong quá trình bay, phải vượt qua 5 cấp độ kỹ năng theo chuẩn quốc tế (như hệ thống của Hiệp hội hướng dẫn viên và phi công dù lượn APPI), mất khoảng 2-3 năm luyện tập và bắt buộc phải hoàn thành khóa học SIV - khóa huấn luyện xử lý tình huống khẩn cấp trên không. Phi công cần tuân thủ đầy đủ quy trình: kiểm tra điều kiện thời tiết, thiết bị và sức khỏe bản thân lẫn hành khách; xây dựng kế hoạch bay rõ ràng; chuẩn bị thiết bị kỹ lưỡng; hướng dẫn khách phối hợp và xử lý tình huống.

Theo ông Lâm Quang Quý, bộ môn dù lượn là môn thể thao hàng không mạo hiểm, luôn tiềm ẩn rủi ro hoặc tai nạn nghiêm trọng. Các sự cố xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thiết bị bay không bảo đảm, thời tiết khí tượng diễn biến phức tạp, yếu tố con người chưa tuân thủ nguyên tắc an toàn, thiếu kiểm tra giám sát và hỗ trợ để doanh nghiệp dịch vụ bay dù lượn hoạt động được an toàn của cơ quan quản lý.

Hiện, các công ty dịch vụ dù lượn ở Việt Nam thường yêu cầu du khách ký giấy miễn trừ trách nhiệm với bên dịch vụ. Dù có ký giấy miễn trừ, trách nhiệm này chỉ áp dụng về dân sự. Trong trường hợp xảy ra vi phạm hình sự, phi công hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dù lượn vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chuyên gia dù lượn Đặng Văn Mỹ cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu một thông tư hướng dẫn cụ thể để phân cấp trình độ phi công dù lượn, chứng chỉ hành nghề một cách nghiêm túc và bài bản theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần thành lập liên đoàn chuyên môn để tư vấn, xây dựng quy chuẩn và tổ chức tập huấn định kỳ. Các đơn vị tổ chức bay cũng cần tuân thủ quy trình an toàn, thường xuyên tham gia các khóa huấn luyện như SIV - yếu tố sống còn khi xử lý sự cố trên không trung. Điều này tránh những lỗ hổng pháp lý và các điểm bay mở ra một cách quá dễ dàng làm tăng nguy cơ rủi ro.

Luật sư Lâm Quang Quý cho rằng rất cần thành lập tổ chức về dù lượn cấp quốc gia, nhằm quản lý, giám sát chuyên sâu, xây dựng quy chế hoạt động rõ ràng, hạn chế rủi ro và phát triển dịch vụ bay dù lượn thành sản phẩm du lịch bền vững.

"Đây cũng là hướng đi hình thành phong trào thể thao dù lượn an toàn, biến dịch vụ bay dù lượn thành một sản phẩm du lịch hiệu quả", ông Quý nhận định.

Bích Phương - Tuấn Anh

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/bay-du-luon-o-viet-nam-dien-ra-nhu-the-nao-4912582.html
Tags: paragliding tai nạn dù lượn bay dù lượn dù lượn

Tin cùng chuyên mục

Hội An trong top 10 thành phố tốt nhất thế giới

Hội An trong top 10 thành phố tốt nhất thế giới

Hội An vào top 10 thành phố tốt nhất thế giới 2025 do tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn, xếp thứ 6 nhờ kiến trúc phố cổ và trải nghiệm đặc trưng.

Sá sùng nướng - món ăn vặt cho khách nhà giàu đến Quan Lạn

Sá sùng nướng - món ăn vặt cho khách nhà giàu đến Quan Lạn

Du khách đến đảo Quan Lạn sẽ có cơ hội thưởng thức sá sùng nướng - món ăn có giá 450.000 đồng cho nửa lạng.

Hiểm họa từ massage giá rẻ ở Bangkok

Hiểm họa từ massage giá rẻ ở Bangkok

Những buổi massage giá chỉ 5 USD ở Thái Lan có thể khiến du khách nổi mụn đỏ, chảy mủ vì dùng dầu tái sử dụng, chất lượng vệ sinh kém.

Du khách tức giận vì bị chặt chém 350 USD đĩa cá nhỏ

Du khách tức giận vì bị chặt chém 350 USD đĩa cá nhỏ

Nữ du khách khi đến Hy Lạp đã bức xúc khi nhận hóa đơn lên đến 1.000 euro cho bữa ăn, trong đó có món cá giá 350 euro.

48 giờ thư giãn giữa không gian xanh ở Hữu Lũng

48 giờ thư giãn giữa không gian xanh ở Hữu Lũng

Hữu Lũng có suối, hồ, thác, rừng, không gian yên tĩnh, thích hợp với du khách muốn nghỉ ngơi, tránh sự ồn ào.

Bí mật sản xuất và thưởng thức matcha của người Nhật

Bí mật sản xuất và thưởng thức matcha của người Nhật

Matcha không chỉ là thức uống, mà còn là tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tỉ mỉ và trân trọng thiên nhiên của người Nhật.

Bị AI 'lừa' đến điểm du lịch không tồn tại ở Malaysia

Bị AI 'lừa' đến điểm du lịch không tồn tại ở Malaysia

Đôi vợ chồng ở Kuala Lumpur đi hơn 300 km đến điểm du lịch trong video do AI tạo, nhưng đến nơi mới phát hiện địa điểm không có thật.

Khách sạn cao nhất thế giới ở Dubai

Khách sạn cao nhất thế giới ở Dubai

Khách sạn Ciel Tower cao 365 m với 82 tầng, khi chính thức khai trương đón khách sẽ trở thành khách sạn cao nhất thế giới.

Tấm thẻ giúp giới siêu giàu không phải bay chung

Tấm thẻ giúp giới siêu giàu không phải bay chung

Với khoảng 600.000 USD mỗi năm, giới siêu giàu có thể sở hữu thẻ máy bay riêng, tránh bị làm phiền bởi khách bay thông thường.

Đi du thuyền tới Việt Nam, Nhật là 'nghi lễ trưởng thành' của giới trẻ Trung Quốc

Đi du thuyền tới Việt Nam, Nhật là 'nghi lễ trưởng thành' của giới trẻ Trung Quốc

Giới trẻ, đặc biệt nhóm sinh viên vừa tốt nghiệp, xem chuyến đi du thuyền như nghi thức trưởng thành và thường chọn Việt Nam, Nhật Bản là điểm đến.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies