Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
  • Trở lại Thể thao
  • Đời sống
Thứ ba, 22/7/2025 | 00:03 GMT+7

Người dân đổ xô tích trữ thực phẩm trước bão Wipha

Vừa bước chân vào siêu thị lúc 17h ngày 21/7, Trần Ngọc Bích, 27 tuổi, ở phường Ngô Quyền, TP Hải Phòng choáng ngợp trước cảnh người dân ùn ùn mua bán như vỡ trận.

Các gian hàng thực phẩm đều chật kín người. Tại quầy bánh mì, Ngọc Bích phải chen "bằng cả tính mạng" mới lấy được hai chiếc.

"Các kệ hàng ở quầy rau củ quả đều trống trơn. Kệ mì gói chỉ còn lại những loại ít phổ biến", Bích kể. Dù nhiều món trong danh sách không mua được, cô vẫn phải xếp hàng gần 30 phút để chờ thanh toán.

Theo Bích, thói quen tích trữ đồ ăn của gia đình cô và nhiều người hàng xóm chỉ hình thành sau cơn bão Yagi hồi tháng 9/2024. Trận bão có cường độ mạnh và sức ảnh hưởng lớn khiến nhiều gia đình bị cô lập, không thể đi chợ hay đặt hàng trong nhiều ngày.

"Năm ngoái, cả nhà phải ăn mì gói suốt ba ngày. Rút kinh nghiệm, năm nay chúng tôi không mua nhiều nhưng phải đủ những thứ thiết yếu", cô nói.

Ngọc Bích, 27 tuổi, ở phường Ngô Quyền, TP Hải Phòng chen chúc mua đồ tích trữ ở siêu thị, ngày 20/7. Video: @bichbau/TikTok

Từ sáng 20/7, gia đình chị Hồng Hạnh, 50 tuổi, ở phường Gia Viên, Hải Phòng cũng tất bật chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng thiết yếu sẵn sàng cho tình huống bão Wipha đổ bộ.

Chị phải đi hai siêu thị lớn mới mua đủ đồ vì nơi đầu tiên hết sạch rau xanh, nơi thứ hai không còn loại thịt, cá. "Mua đồ cho hai ngày bão mà cứ ngỡ như ngày tận thế, người người đổ đi tích trữ", chị Hạnh nói.

Rút kinh nghiệm từ những lần mất điện, mất nước sau bão khiến việc chuẩn bị của người dân kỹ lưỡng hơn. Ngoài thực phẩm, chị Hạnh đã kiểm tra lại bể nước trữ trên sân thượng, đảm bảo đầy ắp phòng khi nhà máy nước gặp sự cố. Chị cũng cẩn thận đun sôi nước rồi đổ đầy các phích giữ nhiệt, để có nước nóng pha sữa, nấu mì khi mất điện.

Ngọc Bích cũng sạc đầy các thiết bị điện tử, pin dự phòng và đèn tích điện. Trên các hội nhóm mạng xã hội của người dân Hải Phòng, video, hình ảnh ghi lại cảnh các quầy hàng thực phẩm trống trơn trong siêu thị được chia sẻ rộng rãi.

Người Hà Nội đổ xô đi siêu thị tích trữ đồ ăn phòng bão, ngày 21/7. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Khảo sát của VnExpress ngày 21/7 tại Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình hay Thanh Hóa cho thấy người dân cũng bắt đầu tích trữ nhu yếu phẩm Tuy nhiên, thay vì đổ về các siêu thị lớn, điểm mua sắm quen thuộc của họ là những khu chợ dân sinh gần nhà.

Chị Lê Loan, 45 tuổi, một tiểu thương bán rau củ ở Hưng Yên, cho biết rau xanh là mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, dù giá cao hơn ngày thường 10-15%. Bên cạnh đó, thịt, trứng và các loại đồ khô như mì tôm, bánh đa cũng có sức mua tăng mạnh. Tâm lý phòng bão khiến người mua rất quyết đoán.

"Vì thói quen mua sắm tại chợ dân sinh và một số hộ ở nông thôn tự trồng rau xanh, nuôi gia cầm nên cảnh tượng người dân đổ xô đến các siêu thị không ồ ạt như ở những thành phố lớn", chị Loan nói.

Tranh thủ công ty cho làm việc tại nhà từ chiều 21/7, Ngọc Hân ở phường Yên Hòa, Hà Nội cũng tranh thủ ghé siêu thị để mua đồ ăn cho ba ngày tới.

Nhà hết thực phẩm, lại ở xa chợ truyền thống, cô nhân viên văn phòng 27 tuổi lên danh sách các món cần mua gồm rau củ, thịt, trứng và đồ khô. Ban đầu, Hân định qua chợ gần cơ quan nhưng lúc 12h trưa, các sạp hàng đã vãn, số ít còn lại bán rau củ dập nát với giá cao hơn ngày thường.

"Tôi nghĩ đi siêu thị buổi chiều sẽ vắng hơn, nhưng không ngờ lượng người mua lại đông dù mới là thứ 2", Hân nói.

Lúc 15h30, bãi gửi xe của siêu thị đã chật kín. Bên trong, các quầy rau xanh, thịt tươi, mì gói và đồ hộp là nơi tập trung đông người nhất. Hàng hóa liên tục được nhân viên bổ sung nhưng vơi đi nhanh chóng.

Không chỉ Ngọc Hân, nhiều người dân thủ đô cũng có chung tâm lý dự phòng. Từ trưa, một số công ty đã thông báo cho nhân viên làm việc trực tuyến đến hết ngày 23/7 để đảm bảo an toàn và có thời gian thêm chuẩn bị.

Một nhân viên bảo vệ tại siêu thị trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa cho biết, lượng khách không bằng cuối tuần nhưng so với ngày thường thì đông hơn hẳn, đặc biệt từ đầu giờ chiều.

Khu vực quầy rau củ ở một siêu thị lớn trên đường Trần Duy Hưng, phường Yên Hòa, Hà Nội luôn đắt hàng do nhu cầu mua lớn, buộc nhân viên liên tục bổ sung, chiều 21/7. Ảnh: Nga Thanh

Từng chia sẻ trên VnExpress, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng bão Yagi đã chứng minh các đơn vị cung ứng của Hà Nội và các tỉnh đã làm rất tốt để đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

''Trước và sau bão siêu thị, chợ vẫn mở cửa, hàng hóa rất dồi dào, do vậy người dân nên chuẩn bị thật kỹ những thứ cần thiết, nhưng với tâm thế bình thường, không nên lo lắng'', bà An nói.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, lúc 7h sáng 21/7, tâm bão số 3 (Wipha) cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Từ đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An được dự báo có gió mạnh và mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 200-350 mm, có nơi trên 600 mm, nguy cơ cao gây ngập úng và sạt lở đất.

Nga Thanh - Quỳnh Nguyễn

Nguồn VnExpress: https://vnexpress.net/nguoi-dan-do-xo-tich-tru-thuc-pham-truoc-bao-wipha-4917072.html
Tags: tích trữ thực phẩm bão Wipha Hà Nội Hải Phòng chống bão

Tin cùng chuyên mục

Món ăn dễ tích trữ mùa mưa bão

Món ăn dễ tích trữ mùa mưa bão

Vào mùa mưa bão, nhiều gia đình Việt thường tích trữ, nấu sẵn các món chắc bụng, đậm đà, bảo quản được lâu và thể hiện tinh thần tiết kiệm, gắn bó.

Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân

Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân

"Biết sắp có bão sao còn đi biển" - bình luận tưởng vô hại lại xát muối vào nỗi đau của những gia đình có người thân thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Hạ Long.

Những vật dụng bẩn nhất trong nhà ít ai ngờ tới

Những vật dụng bẩn nhất trong nhà ít ai ngờ tới

Nghiên cứu của Đại học Westminster (Anh) cho thấy nhiều vật dụng quen thuộc chứa vi khuẩn gây bệnh nhưng thay đổi thói quen vệ sinh có thể phòng ngừa hiệu quả.

Những cách chống bão Wipha của người dân ven biển

Những cách chống bão Wipha của người dân ven biển

Trước khi bão số 3 đổ bộ, người dân các tỉnh ven biển đã dùng nhiều cách gia cố nhà cửa, rút từ kinh nghiệm của các trận bão trước.

Người cha 20 năm chờ đợi 'Hoàng tử ngủ yên' tỉnh lại

Người cha 20 năm chờ đợi 'Hoàng tử ngủ yên' tỉnh lại

Suốt hai thập kỷ, cha của hoàng tử Al-Waleed luôn nuôi hy vọng con sẽ tỉnh lại, nhưng hôm 19/7, ông buộc phải nói lời vĩnh biệt.

Nhiều người Mỹ tìm đường rời quê hương

Nhiều người Mỹ tìm đường rời quê hương

Lo ngại các chính sách mới, hàng trăm nhà khoa học, lao động trình độ cao của Mỹ đang tìm cách rời quê hương, dấy lên nguy cơ chảy máu chất xám.

Vì sao nên tắt nguồn điện điều hòa khi giông bão?

Vì sao nên tắt nguồn điện điều hòa khi giông bão?

Bật điều hòa khi giông bão tiềm ẩn rủi ro như sét đánh, tăng điện áp đột ngột, va đập gây hư hại cho thiết bị lẫn hệ thống điện trong nhà.

Sốc khi về nước làm việc

Sốc khi về nước làm việc

Hai ngày sau khi nhận việc tại một công ty ở Việt Nam, Alex Huỳnh ngạc nhiên khi nhân viên dùng bảng khảo sát giấy 50 câu, viết tay rồi chuyển cho bộ phận nhập liệu.

Vợ chồng nuôi giấc mơ cho 6 con vào đại học

Vợ chồng nuôi giấc mơ cho 6 con vào đại học

Sống nhờ ruộng vườn và làm thuê, vợ chồng anh Hậu, 49 tuổi, vẫn giữ khát vọng cả 6 người con đều vào giảng đường.

Trả được nợ nhờ ChatGPT

Trả được nợ nhờ ChatGPT

Chìm trong khoản nợ thẻ tín dụng 23.000 USD, Jenn Allan đã hỏi AI cách thoát nợ và trả được hơn một nửa nhờ làm theo lời khuyên.

Vie Tiếng Việt
Eng English
China 中国人
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Khoa học
  • Số hóa
  • Xe
FPT Tower, 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong Ward,
Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Email: contacts@vnportal.net
Tel: 028 7300 9999 - Ext 8556
Advertise with us: 090 293 9644
Register
© Copyright 2025 vn24h.net. All rights reserved.
Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Cookies